> Ngày Chủ nhật đỏ: Đắp bồi lòng nhân ái
> Hiến máu không có hại cho sức khỏe
Ông Bùi Huy Thục. Ảnh: Công Khanh |
Mắc căn bệnh rối loạn sinh tủy, hơn hai năm nay, cứ cách hai, ba tuần, ông Bùi Huy Thục, thành phố Thanh Hóa (Thanh Hóa) lại khăn gói lên Hà Nội trị bênh. “Một năm có 365 ngày thì hơn nửa trong số đó tôi nằm ở Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương”, ông Thục chia sẻ.
Mỗi đợt điều trị kéo dài hai tuần, ông Thục phải truyền từ 5-7 đơn vị máu. Cứ vào dịp cuối năm âm lịch, nguồn máu khan hiếm, ông Thục cũng như nhiều bệnh nhân khác phải huy động nguồn máu từ chính những người thân của mình. “con cháu, anh chị em, ai có thể truyền máu là đều huy động. Quê tôi ở xa, mỗi lần con cháu, anh chị em lên trên này truyền máu tốn kém và mất công, mất việc lắm”, ông Thục kể.
Cũng có lần vì lý do này, lý do kia, gia đình không kịp huy động người lên Hà Nội truyền máu, ông Thục như rơi vào mê man. “Người mệt mỏi lắm chị ạ, chúng tôi mong máu còn hơn mong mẹ đi chợ về”.
Bạn Nguyễn Thị Kim Hiếu. Ảnh: Công Khanh. |
Cũng mắc căn bệnh rối loạn sinh tủy, Nguyễn Thị Kim Hiếu, 26 tuổi ở thành phố Hạ Long, Quảng Ninh phải dừng học ở tuổi 18 để nằm điều trị tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương 10 năm nay. Do thiếu cả ba dòng bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu cơ thể Hiếu lúc nào cũng xanh xao, mỗi lần điều trị Hiếu phải truyền 10 đơn vị máu, chưa kể đơn vị tiểu cầu. Cứ mỗi lần thiếu máu cao điểm vào dịp cuối năm, bố mẹ, anh chị Hiếu phải lần lượt nên truyền máu cho con. “Có những lần phải cấp cứu vì thiếu máu, gia đình phải thuê xe để đưa cả bạn bè Hiếu lên hiến máu cùng. Tuy nhiên những lần như thế chỉ đủ cho Hiếu qua cơn nguy kịch “Những dịp thiếu máu như thế này, cơ thể em lúc nào cũng mệt mỏi, có những lúc lịm đi”. Hiếu bảo: “Với em nhìn thấy máu là như nhìn thấy sự sống của mình”.