Cháo củ mài - long nhãn:
Củ mài 40g, long nhãn 20g, gạo 100g. Gạo vo sạch, cùng long nhãn và gạo cho vào trong nồi, thêm nước lạnh vừa đủ ninh nhừ bằng lửa vừa, nêm nếm theo khẩu vị tùy người, mỗi ngày 1 lần.
Canh gan heo nấu sâm táo:
Gan heo 100g, đảng sâm 15g, đại táo 20 quả. Đảng sâm và đại táo rửa sạch, thêm nước ấm ngâm 20 phút, lại thêm vào nước lạnh vừa đủ, sau khi đun bằng lửa riu trong nửa giờ, gạn lấy nước thuốc. Kế tiếp, thêm nước vừa đủ đun 20 phút gạn lấy nước. Lấy 2 nước hỗn hợp lại, cùng với gan heo đã rửa sạch cho vào nồi đất nấu chín, sau khi nêm nếm chia dùng 2 lần, mỗi ngày 1 mễ.
Đẳng sâm tính bình, vị ngọt, quy kinh phế và tỳ; được dùng để bổ trung ích khí, kiện tỳ, ích khí, dưỡng huyết. Đại táo vị ngọt tính ôn vào hai kinh tỳ và vị. Vị thuốc có tác dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng vi sinh tân dịch, điều hòa danh vệ, hòa giải các vị thuốc khác
Canh huyết heo:
Huyết heo 0,5kg dội rửa sạch, thêm ít hành, gừng và rượu vang vào nồi xào sơ. Sau đó thêm nước vừa đủ đun sôi đến chín, nêm ít muối và bột nêm thì dùng.
Việc sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc nội tạng giúp bổ sung hàm lượng sắt trong cơ thể. Gừng theo Đông y gừng khô gọi là can khương có tính nóng hơn sinh khương có thể làm ấm tỳ vị. Gừng tươi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn. Gừng đốt cháy tồn tính gọi là hắc khương có vị đắng có thể làm ấm can thận, giáng hư hỏa.
Cháo táo đỏ - đậu phộng:
Trong đông y, táo đỏ có vị ngọt, tính ấm và không chứa độc tố, quy vào các kinh Can, Tỳ, Vị, Thận, Tâm, Phế. Từ đó chủ trị các chứng bổ tỳ, mát vị, thuận khí, sinh tân dịch; cường lực, bổ huyết, an thần, trung hòa các vị thuốc.
Lạc thơm, bùi, ngậy và có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh. Nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo. Có tác dụng nhuận phế, hòa vị, trừ đàm, chỉ huyết. Chủ yếu dùng để chữa ho khan, ít sữa, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, bệnh dạ dày mạn tính, viêm thận mạn, cước khí. Vỏ lụa (hóa sinh y) của nhân lạc chữa xuất huyết như xuất huyết do thiếu tiểu cầu ở bệnh sốt xuất huyết, xuất huyết nguyên phát hay thứ phát. Vỏ lụa cầm máu mạnh hơn nhân lạc 50 lần.
Cách chế biến: Táo đỏ 15 quả, đậu phộng cả vỏ lụa 50g, gạo 100g. Tất cả nguyên liệu sau khi rửa sạch cùng cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, dùng lửa vừa nấu chín nhừ, mỗi ngày dùng sáng và chiều.
Cũng có thể hầm lạc cùng xương sống lợn: xương sống lợn 500g, lạc nhân cả vỏ lụa 100g. Hầm nhừ ăn cái uống nước ngày 1 lần cũng giúp bổ huyết sinh huyết.
Việc bồi bổ một cách hợp lý cùng một chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp người hiến tặng đảm bảo sức khỏe tốt và nhanh chóng phục hồi lượng máu chỉ trong thời gian ngắn.
Năm 2023, là năm thứ XV của hành trình hiến máu nghĩa tình ”Chủ nhật Đỏ “ được tổ chức, dự kiến sự kiện sẽ diễn ra tại 40 tỉnh, thành phố, bắt đầu từ tháng 11/2022 đến hết tháng 2/2023. Chương trình do Báo Tiền Phong chủ trì tổ chức với mục đích cao đẹp, mang giọt máu ấm đến với những nạn nhân tai nạn giao thông cần được cấp cứu, những người nghèo, những bệnh nhân thiếu máu trong dịp trước và sau Tết Nguyên đán.