Các bậc cha mẹ phải luôn cẩn trọng bảo vệ con trẻ mỗi khi mưa lũ về, vì có hàng loạt hiểm họa mùa mưa lũ rình rập đe dọa tính mạng của các bé.
Những hiểm họa đe dọa bé mùa mưa lũ
Dưới đây là một số nguy hiểm các bé dễ gặp phải trong mùa mưa các bậc cha mẹ phải lưu ý.
Bị nước cuốn trôi: Đây là tai nạn dễ xảy ra và thường gặp nhất với trẻ em ở các vùng nước ngập hay lũ kéo về. Khi nước lên do mưa dài ngày hoặc lũ về, nếu trẻ không được bố mẹ quản lý, bảo vệ cẩn thận có thể trượt chân ngã xuống dòng nước chảy xiết dẫn tới bị nước cuốn trôi. Ngày mưa lũ, nếubé bị nước cuốn với sức khỏe yếu, cơ thể nhỏ bé rất dễ bị nhấn chìm và nguy hiểm tính mạng. Từng có rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị nước cuốn trôi do những bất cẩn của người lớn xảy ra ở nước ta trong nhiều năm trở lại đây.
Chết đuối: Chết đuối thường là hệ quả đáng tiếc xảy ra với những cháu bé không may bị ngã vào vùng ngập nước, bị nước cuốn và không được cứu kịp thời. Do dòng nước lũ thường chảy rất mạnh và xiết, vùng ngập nước rất rộng kèm theo nhiều dị vật trong nước nên để cứu những đứa trẻ bị nạn thường vô cùng khó khăn. Chỉ khoảng 5 phút bị chìm trong nước lũ lụt thì khả năng bé bị chết đuối đã lên tới 90%.
Tiêu chảy, nhiễm ký sinh trùng do ăn uống bẩn: Đây là căn bệnh rất dễ mắc phải cho trẻ em ở vùng mưa lũ, ngập nặng. Do ngập nước nên các bé thường bị đói và sẵn sàng ăn những loại thực phẩm không sạch, uống nước không đảm bảo vệ sinh. Đó là lý do khiến bé dễ nhiễm bệnh tiêu chảy, nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm.
Không chỉ vậy, sau lũ do nước ngập, bùn đất, động vật chết phân hủy, chất thải vệ sinh cùng tràn vào nhà và giếng nước sinh hoạt của người dân khiến nguy cơ này càng tăng cao.
Mắc các bệnh truyền nhiễm: Sau lũ là thời điểm nhiều bệnh truyền nhiễm như dịch tả, sốt xuất huyết, lỵ... các loại ký sinh trùng giun sán sinh sôi nảy nở rất mạnh và truyền bệnh cho con người. Trẻ em chính là đối tượng dễ bị lây truyền và nhiễm bệnh như tổn thương về da, hô hấp, tiêu hóa, mắt…nếu không được bảo vệ.
Một số cách phòng tránh những tai nạn hiểm họa mùa lũ lụt
Nếu sống ở miền núi nên dựng nhà ở nơi vững chắc, tránh sườn núi đồi dốc dễ sạt lở, lũ quét.
Ở những vùng hay bị lũ lụt phải chủ động phòng tránh, dự trữ lương thực, xây những vùng tránh trú an toàn, nếu nước đổ về để kịp thời đưa các bé và người thân đi tránh lũ...
Giữ vệ sinh thân thể, ăn uống, đảm bảo cho trẻ và mọi người được ăn chín uống sôi để không lây nhiễm ký sinh trùng, bệnh tật nguy hiểm sau khi nước rút.