Mỗi ngày một thức uống cho bệnh nhân tiểu đường

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Không chỉ có một hay hai loại thức uống bằng các hoa quả, thảo dược tốt cho những bệnh nhân tiểu đường. Những loại thực uống sau cực tốt để cho bạn thay đổi khẩu vị hàng ngày.

Ngày thứ 1: Hiệu quả nhanh với mướp đắng

Cách chế biến: Mướp đắng còn xanh thái mỏng phơi khô tán bột. Mỗi ngày uống 12-20g chia làm 2-3 lần uống sau bữa ăn với nước ấm.

Công dụng: Rất có lợi cho người bị bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin có thân nhiệt cao, cổ khô khát, áp huyết cao.

Lưu ý: Người bị đái tháo đường thuộc hư nhiệt, hư chứng, tim suy, người lạnh, huyết áp không cao không được dùng, nếu không lượng đường và thân nhiệt sẽ xuống thấp làm chân tay bủn rủn, chóng mặt, biếng ăn, mệt tim.

Ngày thứ 2: Trà sớm bằng rễ tầm xuân

Cách chế biến: Dùng 20-30g rễ tầm xuân khô sắc với nước uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Chữa đái tháo đường, chứng háo nước khô cổ, đái dắt nhiều lần, đái dầm về đêm, giúp hạ lipid huyết, cholesterol.

Ngày thứ 3: “Siro” hành tây

Cách chế biến: Hành tây nửa củ, bốc vỏ, rửa sạch để ráo rồi mang ép lấy tinh nước. Mỗi sáng thức dậy nên uống 5ml (tương đương 1 thìa cà phê) tinh nước hành tây ép này với nước pha loãng.

Công dụng: Giúp giảm đường huyết, hạ huyết cao, chống vàng da, chống viêm cho các vết lở loét, mụn nhọt.

Ngày thứ 4: Mát lành với nước rau má

Cách chế biến: Dùng 30-40g rau má tươi giã nhuyễn, lọc lấy nước uống mỗi ngày.

Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, cầm máu, chữa tiểu buốt, khí hư bạch đái, nhuận gan... rất thích hợp cho người bị đái tháo đường.

Ngày thứ 5: Cocktail bạch thược + Cam thảo

Cách chế biến: Lấy 8g bạch thược, 4g cam thảo mang sắc với nước rồi chia uống 2 lần trong ngày.

Công dụng: Có công dụng rất tốt trong việc phòng và chống bệnh tiểu đường, làm giảm chứng háo khát, chân gối đau nhức khó co duỗi…

Lưu ý: Để tăng thêm công dụng cho thức uống này, bạn nên uống khi nước còn ấm.

Ngày thứ 6: Quả chuối hột còn xanh

Lấy 30g quả chuối hột còn xanh sắc với nước và uống thay trà cả ngày.

Chống mờ mắt, táo bón. Ổn định huyết áp, chữa tiểu đường, sạn thận, viêm thận...

Ngày thứ 7Trà cỏ ngọt

Cách chế biến: Dùng 10g lá cỏ ngọt sắc với nước chia uống 4 lần trong ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng gói trà cỏ ngọt được bày bán trong các cửa hàng.

Công dụng: Vị ngọt đậm trong cỏ ngọt rất lành tính và có thể làm giảm nhu cầu đòi hỏi chất ngọt và chất bột của cơ thể giúp đường huyết người đái tháo đường được ổn định. Cỏ ngọt còn giúp hạ huyết áp hiệu quả.

Lưu ý: Không dùng cho trường hợp người gầy ốm vì nó phân hủy chất bột làm cho cơ thể họ thêm suy nhược.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG