Mổ xẻ hành vi phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông

Họp báo về hội thảo “Xây dựng công trình nhân tạo trên Biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại của khu vực”. Ảnh: Lao Động
Họp báo về hội thảo “Xây dựng công trình nhân tạo trên Biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại của khu vực”. Ảnh: Lao Động
TP - Hôm nay (25/7), tại Dinh Thống Nhất TPHCM, 200 chuyên gia, học giả về Luật Quốc tế, Luật Biển quốc tế trong và ngoài nước cùng hàng trăm chuyên gia, giảng viên, sinh viên sẽ tham dự hội thảo quốc tế “Xây dựng công trình nhân tạo trên biển Đông và tác động đối với an ninh, kinh tế và thương mại khu vực”.

Đây là lần thứ hai, trường Đại học Luật TPHCM và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức hội thảo liên quan đến biển Đông, nhằm tạo ra diễn đàn quốc tế để chuẩn bị những cơ sở pháp lý, khoa học và nhân lực cần thiết cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền tại biển Đông. Hội thảo có sự tham dự của GS Erik Franckx, Trưởng khoa Luật Quốc tế và Luật châu Âu tại Đại học Tự do Brussels (Bỉ), trọng tài viên của Tòa trọng tài thường trực ở The Hague (Hà Lan); Phó đô đốc Anup Singh, nguyên Tổng tư lệnh hải quân miền đông Ấn Độ cùng hơn 200 chuyên gia trong nước và quốc tế.

Theo GS. TS Mai Hồng Quỳ, hiệu trưởng trường Đại học Luật TPHCM, việc tổ chức hội thảo quốc tế lần này sẽ là diễn đàn khoa học để các học giả trong nước và nước ngoài bàn về ảnh hưởng, tác động của việc xây dựng, tôn tạo bất hợp pháp của Trung Quốc trên biển Đông đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại, hàng hải, hàng không của khu vực và thế giới. Trong đó, nhấn mạnh hoạt động khai thác, quản lý, bảo tồn nguồn lợi thủy hải sản; khai thác dầu, khí; bảo vệ môi trường biển; tự do hàng hải, tự do hàng không; hợp tác kinh tế - thương mại... Đây là những vấn đề mang tính thời sự rất nóng hổi đang được các nước trong khu vực và thế giới đặc biệt quan tâm.

Hội thảo hôm nay sẽ tập trung vào 3 chủ đề lớn gồm: Thứ nhất, đề cập đến các quy định về xây dựng công trình, thiết bị nhân tạo trên biển theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982. Thứ hai, nhấn mạnh vào tác động của việc xây dựng công trình, thiết bị nhân tạo trên biển Đông đối với hòa bình, an ninh của khu vực và thế giới. Cuối cùng là hậu quả của hành vi xây dựng công trình, thiết bị nhân tạo phi pháp trên biển Đông đối với kinh tế, thương mại, hàng hải, hàng không của khu vực và thế giới.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.