Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:

Mở rộng thu hút các nguồn lực đầu tư

Bà Hạ Thanh Hằng Phó Vụ trưởng Vụ quản lý nguồn nước và nước sạch nông thôn, Chánh văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia NSVSMTNT, Bộ NN&PTNT.
Bà Hạ Thanh Hằng Phó Vụ trưởng Vụ quản lý nguồn nước và nước sạch nông thôn, Chánh văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia NSVSMTNT, Bộ NN&PTNT.
TP - Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đang tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân, hình thành thị trường trong cung cấp nước sạch, vận hành các công trình cấp nước theo hướng chuyên nghiệp. Riêng trong năm 2015, với sự hợp tác của Ngân hàng Thế giới, Chương trình sẽ mở rộng ra nhiều tỉnh, thành khác…

Nhiều ưu đãi khuyến khích đầu tư

Một vấn đề quan trọng của chương trình là phải đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư. Đầu tư từ ngân sách nhà nước trực tiếp cho chương trình hiện chỉ chiếm dưới 20%, còn lại là huy động từ các nguồn vốn của nhà tài trợ. Tổng kinh phí huy động cho chương trình trung bình mỗi năm từ 6.200 đến 6.500 tỷ đồng. Vốn ngân sách chiếm rất ít còn lại là tín dụng ưu đãi chiếm từ 40-55%. Trong 4 năm thực hiện vừa qua đã có tới 50% nguồn lực do người dân đóng góp. Tức là người dân cảm thấy nhu cầu NSVSMT bức bách và đã đi vay để đầu tư. Nhận thức của người dân đã được nâng lên rõ rệt.

Hiện nay Chính phủ đã chấp thuận cho lĩnh vực nước sạch được xây dựng triển khai thí điểm dự án về mô hình đầu tư hợp tác công-tư. Sự tham gia của khu vực tư nhân kỳ vọng sẽ là trụ cột của chương trình 5 năm tới. “Chúng tôi xác định là phải hình thành được một thị trường cung cấp nước sạch và thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân. Đó là công cụ giúp cho việc chia sẻ gánh nặng tài chính và giúp cho việc đầu tư, khai thác hiệu quả hơn”, bà Hạ Thanh Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ quản lý nguồn nước và nước sạch nông thôn, Chánh văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia NSVSMTNT, Bộ NN&PTNT cho biết.

Đầu tư cho nước sạch không mang lại lợi nhuận cao so với một số ngành khác trong khi lại chứa đựng nhiều rủi ro. Để tháo gỡ khó khăn này, Chính phủ đã có Quyết định 131 khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân. Đã mở ra nhiều ưu đãi thu hút đầu tư như ưu đãi về đất đai, vốn đầu tư, thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ giá nước sạch đầu ra. Xã hội hóa trong cung cấp nước sạch đó là không phải chỉ có việc bỏ tiền đầu tư công trình mà còn thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào quản lý, khai thác, vận hành. Tại một số tỉnh như Hà Nam, Hưng Yên, Hải Phòng… khu vực tư nhân đã tham gia nhiều vào lĩnh vực này.

Mở rộng thu hút các nguồn lực đầu tư ảnh 1

Đông đảo các bạn trẻ, học sinh, sinh viên hưởng ứng hoạt động bảo vệ môi trường.

Mở rộng đầu tư tại nhiều tỉnh, thành

Một tin vui lớn vừa qua đó là Chương trình đã hợp tác được với Ngân hàng Thế giới để mở rộng và tăng thu hút đầu tư. Bộ NN&PTNT cho hay đã thực hiện được chương trình tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng và đang gấp rút triển khai mở rộng tại 19 tỉnh (14 tỉnh miền núi phía Bắc và 5 tỉnh Tây Nguyên) với giá trị đầu tư lên tới 300 triệu USD. “Chúng tôi cũng đang rất áp lực lớn khi yêu cầu về thời gian khá gấp. Tiền đầu tư sẽ có hiệu lực ngay từ tháng 1/2016. Hiện nay chúng ta đang rất khó khăn về nguồn vốn mà nếu không đẩy nhanh thì cũng không nắm bắt được cơ hội”, bà Hạ Thanh Hằng nói. Được biết trước đó Thông tư 54/2013 của Bộ Tài chính về quản lý khai thác các công trình nước sạch nông thôn đã tạo cơ sở đánh giá lại toàn bộ các công trình cấp nước đã được đầu tư.

Thời gian tới Chương trình sẽ tập trung chính vào việc nâng cao tỷ lệ người dân được cấp nước hợp vệ sinh và đặc biệt là nước đạt tiêu chuẩn. Ưu tiên đầu tư cho việc cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học và trạm y tế. Và đặc biệt nữa là phải quan tâm nhiều đến hiệu quả sau đầu tư. Đảm bảo đến năm 2020 có 80% các công trình được quản lý, sử dụng bền vững. Tiếp tục duy trì tăng trưởng, tăng cường sự đầu tư của các nhà tài trợ, thu hút được sự tham gia của khu vực tư nhân. Tạo thêm cơ chế chính sách để tăng tính bền vững của chương trình. Điều chỉnh công nghệ, quy mô phù hợp với đặc thù…

Một tin vui lớn vừa qua đó là Chương trình đã hợp tác được với Ngân hàng Thế giới để mở rộng và tăng thu hút đầu tư. Bộ NN&PTNT cho hay đã thực hiện được chương trình tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng và đang gấp rút triển khai mở rộng tại 19 tỉnh (14 tỉnh miền núi phía Bắc và 5 tỉnh Tây Nguyên) với giá trị đầu tư lên tới 300 triệu USD.

MỚI - NÓNG
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.