“Liberal arts” là gì?
Hiểu một cách chung nhất, “liberal arts” (giáo dục khai phóng) là một lĩnh vực giáo dục đào tạo những kiến thức tổng quan về nghệ thuật, văn học, khoa học xã hội, toán học và khoa học tự nhiên. Bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại, đây hiện được coi là mô hình đặc sắc của nền giáo dục Mỹ. Mô hình này cũng được giới học giả quốc tế cũng như Việt Nam đánh giá cao, trong đó Giáo sư Ngô Bảo Châu coi đây là mô hình đặc sắc của giáo dục đại học Mỹ.
Điểm đặc trưng của liberal arts là chương trình đào tạo linh hoạt, đòi hỏi chiều rộng cũng như chiều sâu của môn học, khuyến khích các môn liên ngành, tăng quyền lựa chọn cho sinh viên. Giáo dục khai phóng là một hệ thống giáo dục đại học được thiết kế để thúc đẩy sinh viên gia tăng mong muốn và khả năng học hỏi, suy nghĩ chín chắn, giao tiếp thành thạo, trở thành một công dân có trách nhiệm với xã hội.
Vì sao nên chọn một trường theo mô hình “liberal arts”?
Giáo sư Ngô Bảo Châu từng coi “liberal arts” là tinh hoa của giáo dục Mỹ. Trong một buổi tọa đàm về giáo dục đại học vào tháng 9/2016, ông đã nêu ra ý kiến “Sinh viên Mỹ tiến bộ nhanh vì tự học nhiều”. Ông cho rằng phương pháp học tập ảnh hưởng lớn đến sự tiến bộ. Sau nhiều năm nghiên cứu ở Pháp và hiện giảng dạy tại Đại học Chicago (Mỹ), ông nhận thấy sinh viên Mỹ có kiến thức đầu vào, số giờ học Toán ít hơn so với sinh viên Pháp, Việt Nam. Nhưng trong 4 năm thì kiến thức của họ lại vượt hơn hẳn, một phần do thời gian tự học nhiều hơn nhờ chương trình “liberal arts”– mô hình đặc sắc của giáo dục đại học Hoa Kỳ.
Sinh viên tốt nghiệp từ các trường “liberal arts” thường có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp và tương lai rộng mở. Lý do là họ có tư duy phản biện sắc bén, kỹ năng giao tiếp hiệu quả cùng nhiều kỹ năng làm việc khác được rèn luyện ngay từ khi còn là sinh viên. Do vậy, họ có thể đem lại nhiều giá trị hơn cho công ty của mình. Các cựu sinh viên đã từng học theo mô hình “liberal arts” hiện rất thành công trên nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể kể đến như: Joseph Burns – Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ; Tom Curley – Doanh nhân, Đồng sáng lập viên, Cựu chủ tịch của trang USA Today,…
Việt Nam đã có “liberal arts”
Mặc dù đã rất phổ biến trên thế giới trong nhiều năm qua, nhưng “liberal arts” hiện vẫn còn là một chủ đề còn khá lạ lẫm với phần đông phụ huynh và học sinh Việt Nam. Thậm chí, nhiều người còn nhầm lẫn đây là các trường chuyên về … nghệ thuật!
Tại Việt Nam, có một trường đại học đang áp dụng mô hình giáo dục khai phóng và đã rất thành công – Trường Đại học Tân Tạo (TTU). Theo đó, TTU áp dụng chương trình đạo tạo khai phóng của Đại học Duke và Đại học Rice, Hoa Kỳ, toàn bộ sinh viên của trường phải học các môn học khai phóng, những môn học này chiếm tới 25% toàn bộ chương trình học. Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia rất nhiều các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, các buổi nói chuyện, chia sẻ kỹ năng sống với giáo sư để thích nghi nhanh chóng với sự phát triển của xã hội.
Các lớp học liberal arts tại TTU khá nhỏ, khiến thu hẹp khoảng cách giữa giảng viên và người học, vì thế sự quan tâm của giảng viên dành cho từng sinh viên là rất cao. Nền giáo dục Mỹ cũng như các giảng viên của TTU luôn đặt phát triển coi người là ưu tiên hàng đầu. Điều quan trọng là các sinh viên luôn tự tin vào bản thân và mong muốn tìm kiếm những điều mới mẻ!
Có thể là vào thời gian ban đầu, có những bạn không hiểu được mong muốn hay thế mạnh của bản thân. Liberal arts sẽ giúp từng bạn trẻ khai thác năng lực của mình, qua đó thành công hơn qua từng ngày.
GS. Eugene H.Levy (ngồi bên phải) trong buổi lễ Tốt nghiệp của sinh viên TTU. được tổ chức theo hình thức Liberal arts
GS. Eugene H.Levy, Giáo sư vật lý học thiên thể, Cựu Hiệu trưởng Đại Học Rice, Texas, Hoa Kỳ, hiện là Thành viên Hội đồng Sáng lập và Phó Chủ tịch Hội đồng Học thuật Đại học Tân Tạo cho chúng tôi biết: “Một xã hội hiện đại, tiên tiến phải đảm bảo nhân lực được đào tạo tốt và đảm nhiệm được nhiều vị trí và nhiều loại hình nghề nghiệp. Một xã hội hiện đại phải đào tạo được những giám đốc và những nhà lãnh đạo tài năng. Một xã hội hiện đại phải dám cởi mở và chấp nhận những ý tưởng sáng tạo về xã hội, kỹ thuật và kinh tế. Qua thực tế tại Hoa Kỳ, Mô hình Giáo dục Khai phóng đã đáp ứng được những yêu cầu trên."