Mở cửa gắn với xử nạn “băm nát” công viên

Mở cửa gắn với xử nạn “băm nát” công viên
TP -Ngay trước ngày khai mạc HĐND thành phố lần thứ 8, ông Lê Văn Hoạt, phó chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội đã có cuộc trao đổi với PV Tiền Phong về kiến nghị không thu tiền vé vào cửa với nhiều công viên lớn tại Hà Nội.

> Hà Nội: Đề nghị không thu tiền vào công viên
> Đang đi bộ thì bị ép vào toilet công viên cưỡng hiếp

Ông Lê Văn Hoạt cho biết: Không chỉ có công viên mà nhiều thiết chế văn hóa, thể thao khác cũng cần phải có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ người dân. Có người cho rằng, bây giờ cứ mở ra rồi quản thế nào nhưng đó là điều mà chúng ta phải vượt qua. Ngay cả với một số di tích nếu có điều kiện phải mở rộng đón khách để quảng bá văn hóa, thu hút du lịch. Tôi cần nói thêm là nơi vui chơi, công viên tại nội thành còn rất thiếu. Ở đây chúng tôi đề nghị bỏ thu vé vào cửa chứ không đồng nghĩa với bỏ phí sử dụng các dịch vụ bên trong công viên.

Thưa ông, từ thực trạng quản lý công viên, Hà Nội đang có bao nhiêu lĩnh vực cần phải “mở ra”?

Lâu nay nhà nước “ôm” việc nhiều quá dẫn đến hiệu quả không cao. Cần phải mở rộng hơn để người dân cũng tham gia với nhà nước. Việc gì người dân và doanh nghiệp làm được thì phải mở. Tôi ví dụ trong những năm 1990, toàn thành phố việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đều do công ty môi trường của nhà nước làm cả. Điều đó dẫn đến là năm nào cũng xin tiền, năm nào cũng tăng định mức, kêu khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, HĐND thành phố đã làm đột phá trong phá bỏ độc quyền, mở cửa để nhiều doanh nghiệp cùng tham gia. Đến năm 2009, HĐND tiếp tục đề nghị mở rộng xã hội hóa, trong đó cả tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng được tham gia xử lý rác thải. Ai làm tốt, giá rẻ thì sẽ được giao việc. Một ví dụ khác là mở cửa công chứng cũng đã thành công.

Hà Nội đã “mở cửa” xã hội hóa với Công viên Tuổi trẻ nhưng thực tế lại biến thành cuộc “băm nát” công viên, thưa ông?

Mở cửa cho các thành phần kinh tế tham gia phải gắn với quy chế, kỷ cương và sự quản lý của nhà nước. Công viên Tuổi trẻ mở rộng cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân vào đầu tư, khai thác nhưng thiếu quản lý đã dẫn đến tình trạng trên! Đây là kết quả của tình trạng mở ra mà thiếu quản lý, thiếu chấn chỉnh. Hai yêu cầu này phải đi liền với nhau.

Minh Tuấn
thực hiện

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.