Đến 16 giờ ngày 25/10, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 11,3 độ Vĩ Bắc; 113,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai, mưa lớn kéo dài đã khiến hàng nghìn ngôi nhà ở Quãng Nam, Quảng Ngãi ngập sâu trong nước. Tại Quảng Nam có 25 xã, phường, thuộc 5 huyện, thị trấn bị ngập lụt, mức ngập bình quân từ 0,1-0,8m, cục bộ có nơi ngập 1,2-2m.. Trung tá Trần Minh Hiếu - Đội trưởng Đội cảnh sát giao thông số 1, thuộc Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Quảng Nam cho hay, đến 17h chiều 24/10 tuyến quốc lộ 1A vẫn chưa thể lưu thông bình thường. “Hiện vẫn còn 2 điểm nước ngập sâu, phương tiện không thể lưu thông. Chúng tôi bố trí lực lượng túc trực để hướng dẫn đảm bảo phương tiện lưu thông an toàn”, ông Hiếu nói.
Quốc lộ ngập, nhiều phương tiện đã chọn đi tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tuy nhiên đường này cũng bị sạt lở ách tắc một chiều. Sạt lở xảy ra khoảng 22h ngày 23/10, đoạn qua xã Tam Anh Bắc, huyện Núi Thành. Trong cơn mưa lớn, hàng nghìn mét khối đất đá bên đồi đổ sập, tràn xuống taluy dương, tạo khối bùn dày 50cm khiến các phương tiện không thể lưu thông. Tỉnh Quảng Ngãi có 32 xã thuộc 5 huyện, thị trấn và thành phố Quảng Ngãi bị ngập lụt, với mức ngập bình quân từ 0,2-1m, cục bộ có nơi ngập 1,5m (Thị trấn Châu Ổ).
Tuyến QL 24C - Đồng Lớn và Tỉnh lộ 622B bị ngập cục bộ, đoạn qua xã Bình Chương, huyện Bình Sơn ( Quảng Ngãi) chưa đi lại được. Đặc biệt, mưa lớn đã khiến tuyến đường sắt Bắc Nam qua huyện Bình Sơn bị sạt 15m. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, nhiều tuyến đường bị sạt lở nghiêm trọng.