Mẹo “trị” chồng lười

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Chồng bạn vẫn chưa nhận thấy trách nhiệm của mình? Các cách sau có thể sẽ giúp bạn lay chuyển anh ấy.

Thi gan

Đa phần đàn ông là những người bừa bãi, làm đâu vất đấy nhưng lại không chịu được cảnh nhà cửa không gọn gàng. Vì vậy, nếu chàng cứ bày đến đâu, bạn dọn đến đó thì đương nhiên chồng bạn sẽ nghĩ rằng việc đó là việc của phụ nữ. 

Thế nên, muốn “cải tạo” chồng, hãy chấp nhận thi gan với anh ấy. Hãy cứ để nhà cửa bừa bộn cho đến khi chàng phải lên tiếng. Đây chính là cơ hội để bạn nhỏ nhẹ nói với chồng rằng: “Nếu ai cũng như anh, coi việc nhà là nhiệm vụ của người khác thì mọi thứ sẽ lộn xộn, bẩn thỉu như thế này”. Và như thế, để duy trì môi trường sống sạch sẽ trở lại, hai người sẽ phải cùng bạn thu vén nhà cửa, nếu sẽ phải học cách “sống chung với rác”.

Cùng lao động

Bạn đừng cho rằng việc nhà cũng là trách nhiệm của đàn ông nên cứ sai chồng nhặt rau, rửa bát trong khi bạn ngồi trang điểm. Anh ấy sẽ không làm.

Cách tốt nhất là bạn cùng lao động với chồng. Chẳng hạn nếu bạn đang nấu cơm, hãy nhắc chồng nhặt rau, khi bạn đang rửa bát hãy nhắc chồng tắm cho con… 

Lúc đầu chắc chắn chồng bạn sẽ phản ứng và không làm nên bạn cần phải kiên trì. Nhiều người cho rằng: “Giục mỏi mồm ông ấy mới làm cho, thôi thì làm quá một tí cho đỡ mệt người”, nhưng suy nghĩ này chính là sự đầu hàng công cuộc “cải tạo” chồng của bạn. Do đó, bạn hãy kiên nhẫn nhắc đi nhắc lại cho đến khi công việc được hoàn thành.

Phân chia công việc

Để chồng hiểu rõ mình phải làm những việc gì, bạn cần phân chia những đầu việc thật rõ ràng như nấu cơ, rửa bát, hay tắm cho con và tuyệt đối không giao việc theo kiểu: “Phải có ý thức chung, thấy bẩn chỗ nào, dọn chỗ đó”. Hơn nữa, giao đầu việc cụ thể cũng là cách để chàng thấy hoàn thành việc đó là trách nhiệm phải làm của mình.

Một cách có thể giúp bạn phân chia việc nhà sao cho công bằng, phù hợp với mong muốn và sở thích của chồng là liệt kê toàn bộ những việc cần phải làm ra một tờ giấy, sau đó để chồng lựa chọn những việc mình có thể hoàn thành. Phần còn lại tất nhiên thuộc về bạn.

Đưa ra hình phạt

Nếu chồng không hoàn thành những công việc được giao thì phải làm gì? Đừng bao giờ thở dài rồi tặc lưỡi làm thay bởi hiểu được quy luật này, lần sau chàng vẫn cứ thế. Cách tốt nhất trong trường hợp này là đưa ra hình phạt. Tất nhiên, để chồng tâm phục khẩu phục, bạn cần thông báo trước, chẳng hạn như: “Nếu anh không rút quần áo xuống thì em sẽ không là quần áo và sáng mai, anh sẽ mặc quần áo nhàu đi làm”, “nếu chưa rửa bát xong thì em sẽ không để anh đi đá bóng đâu”… Và khi hiểu ra rằng bạn đã nói là làm thì chàng sẽ có ý thức hơn với những đầu việc được giao. 

Giả “gà tồ”

Dù là người “toàn năng”, nhưng đôi khi bạn cũng cần tỏ ra “gà tồ” một chút. Nếu bạn biết chàng có thể nấu một món nào đó khá ngon, đừng ngần ngại nói rằng: bạn không biết làm món đó. Thể hiện mình “biết tuốt” sẽ khiến chồng ỷ lại đồng thời sẽ làm thui chột một vài tài năng của chàng.

Bên cạnh đó, đôi khi bạn cũng nên tỏ ra mệt mỏi để chồng hiểu rằng vừa hoàn thành việc cơ quan, vừa chu toàn việc nhà sẽ vất vả như thế nào. Qua đó, bạn mới lay động được sự cảm thông của chồng và anh ấy sẽ bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc san sẻ gánh nặng này với bạn. Ngược lại, khi bạn luôn cố gắng tỏ ra mình có thể quán xuyến mọi việc gọn gàng thì đương nhiên anh ấy sẽ chẳng bao giờ có ý nghĩ việc nhà là của hai vợ chồng.

Đừng tiết kiệm lời khen

Bởi nam giới thường không khéo léo như nữ giới nên có thể kết quả họ làm sẽ không tốt như mong đợi. Tuy nhiên, dù thế nào, bạn cũng cần ngợi khen sự cố gắng ấy. Ngược lại, nếu chồng làm việc gì bạn cũng chê bai, rồi giận dỗi: “Anh làm một, em dọn mười”, hay chàng vừa rửa bát xong, bạn lập tức rửa lại…, chắc chắn chàng sẽ tự ái và cũng chẳng còn hứng thú làm bất cứ việc gì nữa.

Không chỉ khen ngợi chồng khi chỉ có hai người, trước mặt bạn bè, bố mẹ, người thân… bạn cũng đừng ngần ngại dành cho anh ấy những lời có cánh. Những câu như: “Anh xã nhà em tắm cho con còn khéo hơn cả vợ”, “món gà rang chồng em làm ngon lắm”… sẽ khiến chàng vô cùng hạnh phúc. Do đó, hãy hạ thấp tiêu chuẩn của mình xuống một chút để dễ dàng nói lời khen ngợi chồng.


Theo SKGD
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.