Mẹ bé gái bị sư trụ trì ở TPHCM đánh nói gì?

Sư cô tát liên tiếp vào mặt bé gái. Ảnh cắt từ Clip.
Sư cô tát liên tiếp vào mặt bé gái. Ảnh cắt từ Clip.
TPO - Sau khi đoạn clip ghi lại cảnh sư cô đánh đệ tử trong chùa ở TPHCM được đăng tải lên mạng xã hội, chính quyền địa phương và Công an quận 4 đã mời sư cô lên làm việc, xác minh.

Ngày 12/6, lãnh đạo UBND phường 4, quận 4, TPHCM cho biết, đã phối hợp với Công an phường 4, Công an quận 4 mời sư cô trong đoạn clip đánh đệ tử được đăng tải trên mạng xã hội lên cơ quan làm việc, xác minh, xử lý vụ việc.

Trước đó, một đoạn clip dài hơn 2 phút lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh sư cô đã dùng tay đánh, to tiếng với một đệ tử gái. Theo tìm hiểu, sự việc xảy ra từ đầu năm 2020 tại ngôi chùa L.N. trên đường Tôn Đản, (phường 4, quận 4, TPHCM). Người đánh trẻ là sư trụ trì ngôi chùa này, có pháp danh là T.N.H.T, đệ tử bị đánh là cháu T.V.K.N.

Bà V.T.T.H. (38 tuổi, quê Tiền Giang), mẹ cháu bé bị sư trụ trì đánh cho biết, chị gửi cháu N. vào chùa được khoảng một năm nay. Sư T. là người đã nhận nuôi dưỡng, chăm sóc và cho bé ăn học.

Chị H. cho hay, vụ việc xảy ra cách đây khoảng 4 tháng, nguyên nhân là do bé N. nói dối về kết quả học tập và sư cô đã chủ động gọi điện thoại kể lại vụ việc và xin lỗi gia đình trước khi đoạn clip được đăng tải trên mạng xã hội. Đồng thời, chị cũng khẳng định là mình đồng ý cho sư cô dạy dỗ bé theo cách của sư cô.

Sau khi clip được đăng tải trên mạng xã hội, Công an quận 4 đã mời sư cô lên làm việc. Ban Đại diện Phật giáo quận 4 cũng đã làm việc với sư cô và yêu cầu sư cô ngưng đảm nhiệm chức sắc trụ trì chùa L.N trong 3 tháng.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.