Máy ảnh số: Không phải cứ 'chấm' cao mới 'xịn'!

Máy ảnh số: Không phải cứ 'chấm' cao mới 'xịn'!
TP - Người dùng thường nghĩ rằng “chấm” cao sẽ quyết định chất lượng của máy ảnh số. Nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy, ngoài “chấm”, một chiếc máy ảnh tốt phải kết hợp thêm nhiều yếu tố khác.

“Chấm” ở đây chính là độ phân giải của máy ảnh thường được đo bằng megapixel (MP). Sử dụng bộ cảm biến tích hợp bên trong, chiếc máy ảnh ghi lại ảnh chụp vào bộ nhớ trong, hoặc lưu trên thẻ nhớ ngoài.

Ảnh được cấu thành từ các điểm ảnh (pixel) số và chúng được sắp xếp theo dạng lưới - tính theo chiều dọc hoặc ngang. Thường thì điểm ảnh theo chiều ngang bao giờ cũng lớn hơn. Vì thế người ta mới đo thông số theo kiểu 3MP tương đương với ảnh 2.048 x 1.536 pixel.

Một chiếc máy ảnh càng xử lý được nhiều điểm ảnh hơn thì số lượng thông tin ghi được càng lớn hơn. Về lý thuyết, điểm ảnh càng lớn thì độ phân giải ảnh càng cao, đồng nghĩa với chất lượng ảnh và độ sắc nét cao hơn.

Đây cũng là lý do tại sao mà đa số người dùng đều nghĩ rằng một chiếc máy ảnh có số “chấm” lớn hơn sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng đúng như vậy.

“Chấm” không phải là tất cả!

Như đã nói ở trên, khái niệm điểm ảnh không phải lúc nào cũng đi đôi với chất lượng cao nhất. Chúng còn phải phụ thuộc vào bộ cảm biến máy ảnh. Những dòng máy số SLR cao cấp thường có bộ cảm biến lớn hơn những dòng máy “ngắm và chụp” thông thường khác.

Nắm được tâm lý “sính” độ phân giải cao nên các nhà sản xuất máy ảnh liên tục tăng số “chấm” để sản phẩm của mình nghe hấp dẫn hơn. Nhưng nếu cảm biến nhỏ thì chất lượng sẽ không bao giờ như quảng cáo và mong chờ của người dùng.

Điểm ảnh thấp hơn sẽ làm giảm độ sáng mà mỗi pixel thu nhập được, đồng nghĩa với việc ảnh nhiễu (noise) hơn. Do vậy những chiếc máy ảnh có số “chấm” cao nhưng cảm biến lại nhỏ thì ảnh sẽ không được như ý muốn.

Mặc dù yếu tố “chấm” đóng vai trò quan trọng, nhưng những chi tiết khác như kích cỡ, chất lượng bộ cảm biến, ống kính sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn.

Một chiếc máy ảnh 8MP với cảm biến lớn hơn và ống kính chất lượng cao hơn sẽ tạo ra những bức ảnh sắc nét hơn so với một chiếc máy ảnh 8MP nhưng cảm biến nhỏ hơn và có ống kính rẻ tiền hơn.

Do vậy, khi đánh giá máy ảnh, bạn không chỉ xem xét mỗi số “chấm” mà còn phải để mắt tới các yếu tố khác rất quan trọng như cảm biến ảnh, ống kính, phần cứng, giao diện điều khiển…

Máy ảnh số: Không phải cứ 'chấm' cao mới 'xịn'! ảnh 1
Các phụ kiện cũng rất quan trọng để có chất lượng ảnh tốt

Những tiêu chí để chọn lựa máy ảnh số

* Độ phân giải: Tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn mà chọn số MP cho phù hợp, thông thường từ 7-8MP là thích hợp cho chụp ảnh picnic, tiệc tùng hoặc chỉ để trao đổi ảnh với bạn bè và chia sẻ trên mạng.

Nếu là dân chuyên nghiệp thì bạn nên chọn từ 12MP trở nên mà phải là loại máy SLR mới đáp ứng được nhu cầu.

* Ống kính quang học (zoom quang): Đừng để những quảng cáo về zoom số đánh lừa bạn. Một chiếc máy ảnh số có thể có zoom số lên tới 200x nhưng chính zoom quang mới là yếu tố quyết định.

Zoom quang là khả năng dịch chuyển ống kính để phóng to vật thể còn zoom số chỉ đơn thuần là phóng to vật thể nhưng độ phân giải lại giảm đi. Zoom quang mang lại cho bạn độ phân giải tối đa của máy ảnh cùng khả năng tiếp cận gần hơn các vật thể cần chụp (ảnh nét hơn).

Zoom quang lớn hơn đồng nghĩa với việc bạn có thể phóng to ảnh chụp mà không làm vỡ ảnh. Bạn nên chọn chiếc máy ảnh có mức zoom quang từ 12x trở lên để chụp ảnh phong cảnh và các hoạt động thể thao.

* Chỉnh tiêu cự thủ công: Thường thì chỉ có dòng máy ảnh SLR cao cấp mới có chức năng này. Một số mẫu máy ảnh cấp thấp nếu có tính năng này thì chỉ đơn giản là việc cho phép chọn lựa các mẫu tiêu cự có sẵn.

Việc điều chỉnh tiêu cự thủ công cũng đòi hỏi người chụp phải có kinh nghiệm và kiến thức về chụp ảnh.

* Màn hình LCD: Một chiếc máy ảnh số nhất thiết phải có màn hình LCD để thiết lập thông số, xem và điều chỉnh ảnh để có chất lượng tốt nhất. Phần lớn máy ảnh số đều có màn hình LCD từ 1,8-3,5-inch. Khi mua máy bạn nên kiểm tra màn hình bởi nó có thể bị mờ.

* Chống rung: Ảnh sẽ bị nhòe nếu khi chụp tay của bạn bị rung. Thường thì những dòng máy ảnh cao cấp đều có tính năng chống rung này.

Một số “đại gia” sản xuất máy ảnh khác như Nikon hoặc Canon còn tích hợp trực tiếp tính năng chống rung vào ống kính, giúp chiếc máy ảnh trở nên hoàn hảo hơn.

Tính năng chống rung rất hữu ích trong trường hợp khó chụp được ảnh nét, chẳng hạn như trong điều kiện ánh sáng yếu.

* Kết nối Wi-Fi: Máy ảnh số ngày càng trở nên tiện dụng hơn, và Wi-Fi chính là một trong số những tính năng giúp ích cho xu thế này.

Tất nhiên, bạn sẽ phải trả thêm tiền cho những chiếc máy ảnh Wi-Fi nhưng công dụng của nó sẽ rất tuyệt khi bạn thao tác với máy tính hoặc máy in không dây. Bạn cũng nên kiểm tra kỹ tính năng trước khi mua bởi nó rất hay trục trặc.

* Pin: Máy ảnh sử dụng một hoặc nhiều loại pin khác nhau: pin kiềm không thể sạc (khoảng 5USD/4 quả), pin kẽm có khả năng sạc điện (14USD/4 quả), loại pin CRV3 có thời gian dùng pin dài hơn và cũng đắt hơn... (20USD/hai quả), pin chính hãng (có thể sạc lại) dao động từ 25-65USD.

Bạn nên sử dụng loại pin kẽm có thể sạc lại được vì tính hiệu quả và giá cũng không quá đắt.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.