'Mặt Trăng thứ hai' bằng vàng hiện ra giữa lòng Trái Đất?

0:00 / 0:00
0:00
Những cấu trúc khổng lồ trông như 2 lục địa ngầm vươn lên từ lõi Trái Đất, gây hoang mang trong giới khoa học nhiều năm qua, có thể là vàng và bạch kim cổ đại từ Mặt Trăng thứ hai.

Theo Live Science, một nghiên cứu mới đã liên kết hai "đốm màu" khổng lồ trong bản đồ lập thể địa cầu với một vụ va chạm không gian cổ xưa, trong đó một hoặc nhiều vật thể to như Mặt Trăng, đầy vàng và bạch kim, đâm thẳng vào Trái Đất.

Điều này cũng giải thích sự hiện hữu của các kim loại quý này trên thế giới của chúng ta, với chỉ một phần nhỏ đã được con người khai thác trên bề mặt.

'Mặt Trăng thứ hai' bằng vàng hiện ra giữa lòng Trái Đất? ảnh 1

Một hoặc vài vật thể to cỡ Mặt Trăng đã lao vào Trái Đất sơ khai, để lại dấu vết là hai "lục địa" bí ẩn dưới đáy của lớp phủ - Ảnh minh họa từ Live Science

"Các tác động này có thể tạo ra những khu vực quy mô lớn có mật độ dày đặc hơn một chút so với với vật liệu của hành tinh" - đồng tác giả Simone Marchi từ Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI - Mỹ) cho biết.

Các vật thể không gian to như Mặt Trăng, với một số cái khác nhỏ hơn, đã mang theo vàng, bạch kim, paladi và nhiều nguyên tố quý khác đến Trái Đất với một khối lượng đồi dào.

Với mật độ dày đặc trong các vật thể đó, các kim loại rất nặng này đã kéo vùng dày đặc mà tác động tạo nên chìm dần xuống lòng hành tinh.

Theo mô hình của các nhà nghiên cứu SwRI, khu vực dày đặc mà các vật thể không gian tạo thành ban đầu có hình dạng một đại dương magma khác với magma của Trái Đất. Đại dương này bao gồm đá nửa rắn nửa nóng chảy.

Các kim loại quý dần thẩm thấu vào vùng nửa nóng chảy, lan tỏa ra xung quanh. Do bị hòa trộn, không còn nguyên chất nên thay vì thẩm thấu vào lõi, kim loại này sẽ cùng với vật chất mà chúng trộn lẫn ngự trị ở khu vực mà chúng ta tìm thấy các "lục địa ngầm" bí ẩn ngày nay.

Bài công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences cũng mô tả lại đoạn lịch sử hàng tỉ năm đối lưu, khi đó kim loại bị khuấy trộn trong lớp phủ, một phần đã được đưa lên bề mặt, mắc kẹt trong lớp vỏ, chính là những mỏ vàng, bạch kim, paladi… quý giá mà con người khai thác ngày nay.

Kết quả nghiên cứu đem lại lời giải thích thú vị khác cho "vùng vận tốc cực thấp" - một bên dưới châu Phi, một bên dưới Thái Bình Dương - vẫn hay được gọi là "đốm màu" hay "lục địa ngầm" nói trên.

Các khu vực này được phát hiện khi nhiều nghiên cứu nhận thấy sóng địa chấn đi qua các khu vực này bị chậm lại, chứng tỏ có thứ gì dị biệt, dày đặc hơn trong lõi lớp phủ.

Một giả thuyết được ủng hộ khác cho rằng đó chính là tàn tích của Theia, một hành tinh giả thuyết to bằng Sao Hỏa, đã đâm vào địa cầu sơ khai 5,4 tỉ năm trước, khiến vật chất của cả hai hòa trộn lại, tạo nên Trái Đất và Mặt Trăng ngày nay.

Theo Người Lao động
MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.