Mất 2 năm doanh nghiệp thủy sản mới có thể phục hồi sản xuất?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo khảo sát, hiện chỉ có 30 – 40% doanh nghiệp thủy sản có đủ năng lực để phục hồi sản xuất sau giãn cách, số doanh nghiệp còn lại rất khó hoặc cần thời gian dài. Để khôi phục 100% công suất, doanh nghiệp mất khoảng 1,5 - 2 năm.

Tại Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy sản sau giãn cách diễn ra ngày 17/9, ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết, do giãn cách xã hội kéo dài, chuỗi cung ứng tôm của công ty gần như bị đứt gãy. Trong bối cảnh khu vực châu Âu, Mỹ… đã khôi phục hoạt động nên nhu cầu về thủy sản rất nhiều. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể đáp ứng được do thiếu lao động, chưa kể đơn hàng tồn nợ còn rất nhiều.

Đáng chú ý, theo ông Quang, hiện ngành tôm đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu trầm trọng. Vừa qua, người dân nuôi trồng nhưng đến lúc thu hoạch không có đầu ra, giá giảm mạnh nên không dám xuống giống đợt mới.

“Chúng tôi lo từ nay đến cuối năm không có nguyên liệu để trả các đơn hàng cho các đối tác. Trong khi, khách hàng khóc lóc, năn nỉ công ty làm sao giao hàng cho họ sớm. Chúng tôi đề nghị các địa phương khuyến khích, vận động người dân thả nuôi tôm ngay từ bây giờ để cuối tháng 11, tháng 12 có tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu", ông Quang chia sẻ.

Mất 2 năm doanh nghiệp thủy sản mới có thể phục hồi sản xuất? ảnh 1

Ngành thủy sản đang lo thiếu nguyên liệu trầm trọng sau khi khôi phục sản xuất

Bà Trương Thị Lệ Khanh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn cho biết, ngành cá tra cũng đang gặp áp lực rất lớn. Hàng nghìn tấn cá tra quá lứa nằm chờ dưới ao, nông dân nguy cơ thua lỗ nhưng công nhân thu hoạch cá tra dù đảm bảo điều kiện phòng chống dịch, khi vào địa phương vẫn bị bắt buộc phải cách ly 14 ngày, dẫn tới đứt gãy cả chuỗi sản xuất.

“Vô lý nhất là việc công nhân ra đường để đi xét nghiệm COVID-19. Sau khi giãn cách, hầu hết công nhân trở về nhà, nay doanh nghiệp muốn huy động để đi thu hoạch cá thì phải có giấy xét nghiệm COVID-19, nhưng khi ra đường đi xét nghiệm cũng bị các lực lượng ở dưới địa phương ngăn cản”, bà Khanh nói.

Ngoài ra, theo bà Khanh quy định về thời gian, tần suất xét nghiệm COVID-19 giữa các tỉnh cũng có sự khác nhau, dẫn đến xảy ra hiện tượng công nhân vừa xét nghiệm ở tỉnh này nhưng sang tỉnh khác bị yêu cầu xét nghiệm lại, hoặc không chấp nhận giấy xét nghiệm đó.

“Nếu tình hình này còn tiếp diễn, ngành cá tra sẽ còn bị ảnh hưởng đến cả năm 2022. Hiện, chúng tôi vẫn may mắn duy trì 50% công suất, nhưng để khôi phục lại 100% như trước, công ty còn chưa biết đến giờ”, bà Khanh cho hay.

Mất 2 năm doanh nghiệp thủy sản mới có thể phục hồi sản xuất? ảnh 2

Theo VASEP, để khôi phục 100% công suất sản xuất, doanh nghiệp thủy sản mất khoảng 1,5-2 năm

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, thời điểm giữa tháng 7, nhiều doanh nghiệp chỉ tính toán dịch kéo dài 2-3 tuần, không ai đánh giá được dịch kéo dài đến 2 tháng hoặc hơn. Trong trường hợp doanh nghiệp được trở lại sản xuất bình thường sau khi nới lỏng giãn cách sau 15/9, khả năng đáp ứng được các đơn hàng cho mùa lễ cuối năm cũng khá hạn chế. Còn những đơn hàng mới hầu như khó thực hiện.

Theo khảo sát của VASEP, hiện chỉ có 30 – 40% doanh nghiệp có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội, số doanh nghiệp còn lại rất khó hoặc cần thời gian dài hơn (Trung bình để khôi phục được 50% công suất phải mất 3-6 tháng; khôi phục 70% công suất phải mất 9 tháng - 1 năm; khôi phục 100% công suất mất khoảng 1,5-2 năm).

Trước tình hình trên, đại diện VASEP kiến nghị Bộ NN&PTNT đề xuất Chính phủ có một nghị quyết riêng cho sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông-thủy sản trong bối cảnh mới.

Trong đó, VASEP đề nghị các địa phương hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1 cho lao động của chuỗi sản xuất thủy sản; xem xét cho đối tượng này được tham gia hoạt động sản xuất.

Đối với các doanh nghiệp đang thực hiện 3 tại chỗ, nhà nước cần hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất tương thích với năng lực của nhà máy theo quy định giãn cách của Bộ Y tế, không khống chế số lao động được tham gia.

VASEP kiến nghị các địa phương cho phép các doanh nghiệp ngừng sản xuất thời gian qua được khôi phục sản xuất bắt đầu bằng phương án sản xuất “3 tại chỗ” mới hoặc phương án phù hợp với quản lý của doanh nghiệp về phòng chống dịch dưới sự giám sát của y tế địa phương.

MỚI - NÓNG
Ông Phạm Quang Nghị: 'Tôi từng nói, việc của Hà Nội nhiều như nước sông Hồng'
Ông Phạm Quang Nghị: 'Tôi từng nói, việc của Hà Nội nhiều như nước sông Hồng'
TPO - Trao đổi với phóng viên sau khi được vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị chia sẻ, ông từng nói câu "việc của Hà Nội nhiều như nước sông Hồng, cứ dạt dào chảy suốt ngày đêm, không thể nào làm hết được. Cho nên phải lựa chọn việc gì trước, việc gì làm sau".
Đan rọ sắt, đập đá, xây kè vá đường ở Yên Bái
Đan rọ sắt, đập đá, xây kè vá đường ở Yên Bái
TPO - Nhiều ngày nay, bất kể thời tiết nắng nóng gay gắt, khắp các tuyến đường giao thông nông thôn tại huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) rộn rã tiếng hô hào của người dân đang cùng nhau đan rọ, bê đá, vá đường nhằm thông tuyến để bà con đi lại thuận tiện.