Masan và “phép thử” trong đại dịch

Xuất sắc vượt qua các tiêu chí bình xét khắt khe, ngày 13/10 vừa qua, Tập đoàn Masan vinh dự đạt Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam 2021 và đứng thứ nhất trong nhóm ngành Bán lẻ – Tiêu dùng. Đạt được giải thưởng này, có thể nói, Masan đã nỗ lực rất nhiều trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc làm và thu nhập cho hàng vạn lao động cũng như đóng góp trách nhiệm cộng đồng xã hội.

Năng lực của doanh nghiệp được chứng minh trong “phép thử” đại dịch Covid-19

Ảnh hưởng của Covid-19 khiến kinh tế các nước kiệt quệ, thương mại toàn cầu giảm sút, ngay các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu cũng chao đảo. Tại Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2021, có hơn 70.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Tuy nhiên với việc kiểm soát dịch bệnh ngày một hiệu quả, các chính sách mở cửa kinh tế đang được áp dụng để khơi thông dòng chảy kinh tế cho những tháng cuối năm. Trong bối cảnh này, nhiều doanh nghiệp đã được ghi nhận kịp thời những nỗ lực vượt qua thách thức, chắt chiu và tận dụng cơ hội phát triển trong đại dịch.

Nhìn lại hoạt động 9 tháng qua, với lĩnh vực hoạt động cốt lõi là Tiêu dùng – Bán lẻ, ở mặt nào, Masan cũng chịu tác động lớn từ đại dịch. Lưu thông hàng hóa bị đình trệ, chi phí đầu vào tăng cao, sức mua trong nước giảm sút, thiếu hụt, gián đoạn nhân sự… Tập đoàn Masan có hơn 30 nhà máy sản xuất sản phẩm hàng tiêu dùng trên cả nước. Trong đó, đặc biệt tập trung ở các tỉnh thành phía Nam như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Hậu Giang… Đây là những tỉnh diễn biến dịch căng thẳng ở đợt bùng phát lần thứ 4. Cùng với tình trạng thiếu hụt lao động là chi phí đầu vào tăng là chi phí vận hành liên quan chống dịch, áp dụng 3 tại chỗ cho CBNV, nguy cơ F0 tấn công nhà máy, công suất giảm sút…

Không chỉ khó khăn ở khâu sản xuất, là doanh nghiệp sở hữu chuỗi hệ thống bán lẻ lớn nhất cả nước, Masan còn phải đối mặt với những khó khăn của ngành này. Lưu thông vận chuyển hàng hóa, di chuyển giữa các vùng dịch. Tỉ lệ nghỉ việc khá cao do người lao động lo lắng làm việc trong môi trường nguy cơ (bán hàng, giao nhận, kho bãi..). Nhân sự thiếu hụt do nhiều trường hợp phải đi cách ly theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Các chi phí y tế tăng như sát khử khuẩn, xét nghiệm, công cụ lao động đặc thù mùa dịch... Toàn bộ hệ thống trên cả nước áp dụng nghiêm ngặt tiêu chuẩn chống dịch 5K.

Chuỗi bán lẻ VinMart/VinMart+ thuộc Masan đã đẩy mạnh đàm phán với nhà cung cấp, tìm nguồn hàng tươi sống trực tiếp và nâng cấp chuỗi cung ứng để bán sản phẩm tiết giảm chi phí. Nhờ đó, nhà bán lẻ này đảm bảo nguồn cung hàng hóa dồi dào với giá cả ổn định cho người tiêu dùng. Đơn cử như với nguồn cung nông sản nội địa, ngoài các nhà cung cấp chiến lược trong nước, Masan sở hữu 14 nông trại công nghệ cao VinEco cung cấp rau củ quả sạch và hai tổ hợp chế biến thịt MEATDeli tại Hà Nam và Long An.

Masan đã “mạnh tay” chọn lọc danh mục sản phẩm, đẩy mạnh bán hàng đa kênh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Song song với việc thí điểm và đưa vào hoạt động các mô hình kinh doanh mới, Tập đoàn Masan đã và đang đẩy mạnh mở rộng hệ thống bán lẻ trong nửa cuối năm 2021 nhằm đưa số lượng cửa hàng VinMart+ lên hơn 3.001 điểm bán để phục vụ nhu cầu của người dân.

Dù khâu sản xuất và cung ứng hàng hóa gặp rất nhiều thách thức nhưng Masan đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ cốt lõi của doanh nghiệp: cung ứng hàng hóa thiết yếu, giá cả ổn định phục vụ người tiêu dùng. Tập đoàn Masan hiện là doanh nghiệp Việt hiếm hoi có khả năng tích hợp toàn bộ chuỗi sản xuất và bán lẻ hàng hóa thiết yếu. Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group chia sẻ: “Cùng đồng lòng với người dân cả nước trong giai đoạn khó khăn này, mọi thành viên Masan, đang dốc toàn lực thực hiện nhiệm vụ từ sản xuất đến hậu cần, bán lẻ để cung ứng hàng hóa, phục vụ tốt nhất nhu cầu thiết yếu hàng ngày của hàng triệu người dân, ngay cả trong giai đoạn vô cùng khó khăn cùng cả nước kiên cường chống dịch.”

Sản xuất an toàn - đồng hành chống dịch

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong mọi hoàn cảnh, Tập đoàn đã không để bị đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân, nhất là người dân trong vùng dịch, vượt khó khăn để duy trì tốt lưu thông hàng hóa thiết yếu. Hơn 30 nhà máy của Tập đoàn trên khắp cả nước thực hiện tốt và nghiêm ngặt chủ trương “3 tại chỗ” của Chính phủ để duy trì sản xuất an toàn. Đồng thời, doanh nghiệp cũng luôn chủ động, sáng tạo và linh hoạt đề xuất với Chính phủ, Bộ, Ban, ngành, chính quyền địa phương các giải pháp hữu ích trong công tác phòng chống dịch, đảm bảo sản xuất an toàn.

Từ đầu mùa dịch cho tới những đợt cao điểm dịch bùng phát trở lại, Tập đoàn Masan đã luôn đồng hành cùng các lực lượng tuyến đầu chống dịch cả nước như lực lượng công an, quân đội, biên phòng, đội ngũ y bác sĩ tại các bệnh viện cho tới những bệnh nhân Covid có hoàn cảnh khó khăn..Nhiều trang thiết bị, vật tư y tế, tiền mặt.. đã được Masan trao tặng cho các Bệnh viện, Sở Y tế địa phương, lực lượng Công an, Quân đội, Ủy ban MTTQ các tỉnh thành nhanh chóng, kịp thời. Nhiều sản phẩm thiết yếu như mì OMACHI, KOKOMI, thịt MEATDeli, sữa… đã được ủng hộ trực tiếp đến các chốt kiểm soát dịch, đồn biên phòng, bệnh viện và các khu cách ly y tế để tiếp sức cho lực lượng tuyến đầu hoàn thành nhiệm vụ chống dịch. Các hoạt động được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt những mùa dịch trước cho tới hiện tại với tổng kinh phí lên tới hơn 270 tỷ đồng. Cuộc chiến chống đại dịch còn nhiều cam go và Tập đoàn Masan vẫn tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và người dân cả nước, đặc biệt tại các vùng tâm dịch.