Mạnh dạn phân cấp cho chính quyền địa phương

Mạnh dạn phân cấp cho chính quyền địa phương
TP - Sáng 23/10, thảo luận tại tổ về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, một số ĐBQH cho rằng cần làm rõ hơn mô hình chính quyền địa phương, đặc biệt cần tránh để tình trạng lạm quyền muốn làm gì cũng được.

> Không bầu trực tiếp Chủ tịch nước, Thủ tướng
> Chưa quy định 'quyền được chết' vào Hiến pháp

Lúng túng mô hình chính quyền địa phương

Phó Chủ nhiệm UBTP Nguyễn Đình Quyền (thành viên Ban biên tập) cho rằng, Dự thảo Hiến pháp đã khẳng định rõ hơn về chủ quyền nhân dân thể hiện ở dân chủ đại diện, và dân chủ trực tiếp; hoàn thiện hơn về thể chế chính trị và mô hình tổ chức bộ máy nhà nước.

Tuy nhiên, theo ông Quyền khái niệm “chính quyền địa phương” dễ gợi tư tưởng phân quyền, dẫn đến cách hiểu là địa phương muốn làm gì thì làm. “Ví dụ do phân cấp nhiều địa phương cấp phép, bán khoáng sản tràn lan. Vậy chúng ta sẽ quy định phân quyền cho các địa phương những vấn đề gì đây? Hay là cứ để cho địa phương muốn làm gì thì làm?” – ông Quyền lo ngại.

Một số ĐBQH (đoàn TPHCM – nơi thí điểm đề án xây dựng chính quyền đô thị) băn khoăn: “Mô hình chính quyền địa phương tại dự thảo tuy đã có sự tiếp thu nhưng vẫn thể hiện sự lúng túng. Đọc dự thảo chúng ta chưa định hình được chính quyền địa phương là gì, nhiệm vụ của nó ra sao, chưa rõ.

Có thể do chưa có tổng kết thực tiễn nên thể hiện còn lúng túng!” - ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm phát biểu. Tuy nhiên, ĐB Trần Du Lịch đề nghị Ban soạn thảo giải trình thêm Điều 111 và “cần nói rõ trong tương lai, chỗ nào tổ chức chính quyền địa phương, chỗ nào chỉ cần ủy ban hành chính. Một nguyên tắc của chính quyền địa phương là tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp, nhưng dự thảo chưa mạnh dạn thể hiện điều này”.

Trong khi đó, ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) lưu ý mô hình “chính quyền địa phương” cần có đánh giá, thí điểm từng nơi chứ không thể làm tràn lan. Đặc biệt cần đánh giá về hiệu quả kinh tế, đời sống nhân dân, sau khi thí điểm chính quyền địa phương. Nếu kết quả tốt thì mới cho nhân rộng.

Đại biểu Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) nhìn nhận rằng, đối với chính quyền nông thôn huyện, xã nên tiếp tục duy trì như hiện nay; nhưng chính quyền địa phương ở đô thị, hải đảo đã có độ chín muồi để sửa đổi. Trong chính quyền địa phương thì có cấp không phải tổ chức chính quyền mà chỉ cần cơ quan đại diện hành chính.

Bầu cử cần tránh hình thức

Về Hội đồng bầu cử quốc gia, ĐB Nguyễn Đình Quyền lưu ý, sau mỗi lần bầu cử xong thì cần tổng kết đánh giá lại. “Các nước khác bầu cử xong là tổng kết đánh giá, thể hiện ý chí nguyện vọng của người dân, nhưng chúng ta bầu cử xong là xong. Chính vì vậy mà bầu cử rất hình thức, có khi một người đi bầu thay cho nhiều người” - ông Quyền nói.

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm kiến nghị dự thảo nên quy định rõ nội dung giáo dục lòng yêu nước cho thanh niên. Ngoài ra, tại Điều 39 cần ghi rõ công dân có quyền, nghĩa vụ học tập; khôi phục quy định “giáo dục tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí” như Hiến pháp 1992 nhằm thể hiện tính nhân văn của chế độ ta.

Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo như thế nào?

Đồng tình quan điểm kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, ĐB Trần Hoàng Ngân (TPHCM) cho rằng “nếu viết không khéo sẽ dẫn đến hiểu lầm. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta rất cần huy động mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất. Do đó, Hiến pháp cần thể hiện rõ hơn nội dung này”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.