Mạng Sina Weibo của Trung Quốc quyết “dẹp loạn fandom”, dập tắt những cách hâm mộ mù quáng

HHT - Nền tảng mạng xã hội lớn của Trung Quốc là Sina Weibo đã hứa sẽ nỗ lực kiềm chế nền văn hóa của những người hâm mộ thái quá.

Theo Sina Weibo thì nền văn hóa hâm mộ thái quá bao gồm việc tôn sùng các ngôi sao một cách vô điều kiện, rồi xung đột giữa các fanclub khác nhau. Chính sự thái quá này đã khiến nhiều người kêu gọi các nhà chức trách phải có hành động, hướng dẫn các fan trẻ tuổi biết cách bày tỏ tình yêu mến và sự ủng hộ thần tượng một cách hợp lý hơn.

Tuyên bố này được đưa ra như lời đáp lại đối với một chiến dịch của Cục Quản lý mạng Trung Quốc (CAC) nhằm điều chỉnh môi trường Internet cho người trẻ trong kỳ nghỉ hè. Sự điều chỉnh này sẽ tập trung chủ yếu vào những thông tin và hành vi trong nền văn hóa hâm mộ tiêu cực.

Mạng Sina Weibo của Trung Quốc quyết “dẹp loạn fandom”, dập tắt những cách hâm mộ mù quáng ảnh 1

Sina Weibo quyết "dẹp loạn fandom". Ảnh; Reuters.

Những hành động khác như bạo lực trên mạng (chửi bới, công kích cá nhân) và mua sắm thái quá để tăng doanh số bán sản phẩm của thần tượng cũng nằm trong tầm ngắm của sự điều chỉnh này.

Phía Sina Weibo cho biết, họ sẽ chụp lại và đăng những hành vi như thế lên một “bảng xếp hạng”. Ngoài ra, họ sẽ thông báo những quy tắc, những tiêu chuẩn mới, nhằm ngăn chặn những hành vi tự nguyện nhưng quá khích của fan trong việc bảo vệ hoặc tiếp thị cho thần tượng của mình.

Weibo cũng sẽ xử lý các “thánh troll” và đăng công khai những tài khoản được trả tiền để tấn công hoặc phỉ báng những ngôi sao nhất định trên mạng. Đồng thời, họ cũng sẽ làm việc với các công ty đại diện của các sao để phối hợp điều chỉnh.

Mạng Sina Weibo của Trung Quốc quyết “dẹp loạn fandom”, dập tắt những cách hâm mộ mù quáng ảnh 2

Các "troll" cũng sẽ bị xử lý. Ảnh: : Bloomberg/ Getty Images.

Thực tế, nền văn hóa hâm mộ thái quá đã tồn tại từ lâu trong các fandom và gây ảnh hưởng xấu tới xã hội. Bởi vậy, kiểu hâm mộ như thế cũng bị nhiều người lên án, chỉ trích. Ai cũng muốn các fan trẻ tuổi được hướng dẫn cách ủng hộ thần tượng mà không làm tổn thương đến ai, bao gồm cả chính bản thân mình.

Vấn đề này càng trở nên “nóng” sau vụ va chạm trên mạng giữa các fan của Tiêu Chiến - diễn viên với 26 triệu người theo dõi trên Weibo - và các fan của AO3 (Archive of Our Own), một diễn đàn fanfic nổi tiếng. Vụ việc này đã thu hút sự chú ý lớn của công chúng, khiến nhiều fan và cư dân mạng khác cũng tham gia, bao gồm cả những fan rất nhỏ tuổi.

Mạng Sina Weibo của Trung Quốc quyết “dẹp loạn fandom”, dập tắt những cách hâm mộ mù quáng ảnh 3

Xung đột giữa fan của Tiêu Chiến với các fan của diễn đàn AO3 đã rất ầm ỹ.

Một cuộc điều tra của công ty tư vấn Zhiyan cho thấy, gần 70% số người sinh từ năm 2000 trở về sau tự nhận mình là fan của một hoặc một vài ngôi sao nào đó, và họ sẵn sàng dành rất nhiều thời gian, tiền bạc cho thần tượng của mình.

Jiang Hua, một người mẹ có con gái 14 tuổi ở Bắc Kinh, thấy mừng vì cuối cùng thì cũng có những quy định để điều chỉnh hành vi hâm mộ. Bà cho biết đã phát hiện ra con gái mình đăng rất nhiều bình luận xúc phạm lên mạng xã hội để chống lại những người “dám” công kích ban nhạc Hàn Quốc mà cô thích.

Mạng Sina Weibo của Trung Quốc quyết “dẹp loạn fandom”, dập tắt những cách hâm mộ mù quáng ảnh 4

Nhiều người ở Trung Quốc và Hàn Quốc đều mong có những quy định để hướng dẫn các fan trẻ tuổi hâm mộ thần tượng đúng cách. Ảnh: AFP.

Bà Jiang nói: “Tôi không muốn thấy con mình tiếp tục bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa hâm mộ điên rồ như thế. Việc thích và ủng hộ các nhân vật công chúng có hình tượng tốt nên là một điều ngọt ngào, chứ không nên là điều biến con người ta thành những kẻ xấu xa”.

Mạng Sina Weibo của Trung Quốc quyết “dẹp loạn fandom”, dập tắt những cách hâm mộ mù quáng ảnh 5
Theo (Theo Standard HK)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?