Mãn nhãn màn múa Lân - Sư - Rồng lúc rạng sáng

Mãn nhãn màn múa Lân - Sư - Rồng lúc rạng sáng
TPO - Rạng sáng ngày 6/2 (nhằm mùng 2 Tết) hàng loạt cơ sở kinh doanh ở Sài Gòn khai trương sớm với màn múa Lân - Sư - Rồng hoành tráng.
Mãn nhãn màn múa Lân - Sư - Rồng lúc rạng sáng ảnh 1
Mãn nhãn màn múa Lân - Sư - Rồng lúc rạng sáng ảnh 2 Múa Lân-Sư-Rồng là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu. Ba con thú này tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc và hanh thông.
Mãn nhãn màn múa Lân - Sư - Rồng lúc rạng sáng ảnh 3

Nghệ thuật này ra đời từ cách đây hơn 1.500 năm và chân của những người Hoa lập nghiệp trên vùng đất mới trong đó có Việt Nam.

Mãn nhãn màn múa Lân - Sư - Rồng lúc rạng sáng ảnh 4 Trẻ con thích thú bên các hiện vật của đoàn múa Lân - Sư - Rồng
Mãn nhãn màn múa Lân - Sư - Rồng lúc rạng sáng ảnh 5 Quan niệm của người Á Đông, múa Lân tạo nên sự thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, mọi việc trong năm được thuận lợi. Hình ảnh con lân được người Trung Quốc thờ trong Thái Miếu ngay từ thời Khổng Tử và xếp vào bộ tứ linh là Long - Lân - Quy - Phụng.
Mãn nhãn màn múa Lân - Sư - Rồng lúc rạng sáng ảnh 6 Trong quá trình biểu diễn múa Lân, tiếng trống giữ vai trò chủ đạo. Khi lân múa: nhịp trống nhanh, Lân quỳ: nhịp trống chậm lại, Lân ngủ: nhịp trống thưa và nhẹ, Lân thức dậy: nhịp trống rộn ràng, Lân vượt chướng ngại hay ngoạm cờ, ngoạm tiền vào miệng: tiếng trống nhanh, mạnh, liên hồi
Mãn nhãn màn múa Lân - Sư - Rồng lúc rạng sáng ảnh 7 Được bố điệu trên vai, bé gái vừa bú sữa vừa dõi mắt về hướng đoàn Lân đang biểu diễn
Mãn nhãn màn múa Lân - Sư - Rồng lúc rạng sáng ảnh 8Lân mang nhiều sắc mặt: Trắng, vàng, đỏ, xanh, đen. Ba đầu Lân được ưa chuộng nhất là trắng, đỏ và đen. Ba đầu Lân này thường múa chung với nhau, tượng trưng cho “Ðào viên kết nghĩa” là Lân mặt vàng, râu trắng (Lưu Bị), Lân mặt đỏ râu đen (Quan Vân Trường) và Lân mặt đen, râu đen (Trương Phi).
Mãn nhãn màn múa Lân - Sư - Rồng lúc rạng sáng ảnh 9 Ngày xưa đoàn Lân chỉ múa trên mặt đất, ngày nay Lân còn múa trên các giàn sắt cao với nhiều động tác cực kỳ ngoạn mục
Mãn nhãn màn múa Lân - Sư - Rồng lúc rạng sáng ảnh 10 Đoàn Lân đang múa bài Kim ngân sư chúc thọ, Lân hái cỏ linh chi, Lân ngậm cá chép vàng với ý nghĩa cầu chúc an khang 
Mãn nhãn màn múa Lân - Sư - Rồng lúc rạng sáng ảnh 11 Người xem tặng quà tiền, con lân múa theo nhịp trống và từ từ tiến lại ngậm 
Mãn nhãn màn múa Lân - Sư - Rồng lúc rạng sáng ảnh 12 Tương truyền, con lân thuở xưa là ác thú, sau đó một nhà sư cho một đệ tử bụng phệ (ông Địa), lúc nào cũng cầm cây quạt trong tay... đi tìm con mãnh thú này tiêu diệt. Sau khi chiến đấu, người này tha chết và con Lân theo hầu hạ người này. Chính vì vậy đoàn Lân nào bắt buộc cũng phải có ông địa dẫn đường, mục đích khống chế tính hung hăng của con mãnh thú
Mãn nhãn màn múa Lân - Sư - Rồng lúc rạng sáng ảnh 13 Người dân đứng xem màn biểu diễn ấn tượng đầu xuân
MỚI - NÓNG