Mai - Đào thơ cổ, xuân cũ

Tranh của Lê Xuân Dũng
Tranh của Lê Xuân Dũng
TP - Một hình tượng hoa Đào sớm nổi tiếng là “Đào nguyên ký” của Đào Tiềm (365-427 đời Đông Tấn, Trung Hoa) viết về Nguồn suối hoa Đào, hay là động hoa Đào, một cảnh thế ngoại thiên thai mà chỉ những người hữu duyên mới có cơ hội gặp gỡ, cánh đào xuân rụng rơi trôi theo dòng suối chảy ra hạ nguồn, có người thấy được và lần lên thượng nguồn, tìm gặp cả một rừng đào và một thôn trang khung cảnh u nhã thần tiên.
Tranh của Lê Xuân Dũng
Tranh của Lê Xuân Dũng.

Chốn Đào nguyên thiên thai ấy là hình tượng đẹp vĩnh cửu, là chốn trần gian mơ ước của người phàm, khác với hình ảnh xa hoa về một Vườn Đào thần tiên 3.000 năm mới kết trái và tiệc Bàn Đào mùa Xuân mời chư tiên mừng sinh nhạt Tây Vương Mẫu của Đạo giáo.

Từ khi Hoa Đào trở thành biểu tượng đẹp của mùa xuân, hoa luôn đi cùng với người đẹp. Vườn Đào nở rực rỡ trong câu thơ bất hủ của Thôi Hộ (618-907-triều Đường, Trung Hoa) “Nhân diện đào hoa tương ánh hồng” là hình ảnh hoài niệm khó phai với nàng thiếu nữ diễm lệ đứng e ấp bên cổng. Cành bích Đào mừng chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu 1789 gửi từ nơi khó trạn của Quang Trung Nguyễn Huệ cũng làm tôn vẻ đẹp cao quý mẫn tiệp của nàng Ngọc Hân công chúa nhà Lê.

Khác với hoa Đào dễ gắn với tình cảm thắm thiết của tuổi trẻ và mùa xuân, hoa Mai luôn là đề tài ưa thích của các bậc hiền triết và thi nhân trong cả chiều dài lịch sử thi ca hội họa phương Đông.

Mãn Giác Thiền sư, tức sư Lý Trường (1052-1090) là cao tăng cũng là nhà thơ nổi tiếng đời Lý có nhiều bài thơ hay, nhưng được biết đến nhiều nhất là bài thơ xuân bằng chữ Hán “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với mọi người), trong đó có hai câu thơ nổi tiếng: Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận/Đinh tiền tạc dạ nhất chi mai (Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết/ Đêm qua sân trước nở nhành mai).

Cũng viết về Hoa Mai có câu đối rất hay:

Thập tải luân giao cầu cổ kiếm

Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

(Mười năm chu du tìm gươm báu

Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai)

Câu thơ này luôn được người đương thời cho là của Danh sĩ Cao Bá Quát hiệu Chu Thần (1809-1855) thời vua Tự Đức triều Nguyễn.

Mặc dù có những đứt đoạn về sử liệu, ta vẫn tin một câu thơ khí phách đến vậy, đương thời nổi tiếng lưu truyền trong thiên hạ hẳn là của một người khí phách phi phàm, tài năng xuất chúng, đến chính vua Tự Đức cũng phải nể phục.

Một mùa xuân mới đang về, bỗng hoài niệm về những mùa Xuân của muôn năm trước ghi dấu kiếm bút của những tạo nhân mặc khách và những vị anh hùng.

>> Xem ảnh hoa mai ở thủ đô Hà Nội dịp Tết Tân Mão

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).