Lý do TPHCM 'trảm' 180 dự án chậm tiến độ

TPHCM sẽ thu hồi 180 dự án chậm triển khai trên địa bàn.
TPHCM sẽ thu hồi 180 dự án chậm triển khai trên địa bàn.
TPO - Sở Tài nguyên môi trường TP.HCM vừa có buổi gặp gỡ báo chí để công bố thông tin về 180 dự án treo trên địa bàn TP.

Thiếu nhà đầu tư                                                   

Theo Sở này, thực hiện Nghị quyết 80/NQQ-CP của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) TP HCM hiện có hơn 4.800 dự án được đưa vào quy hoạch phải tổ chức thực hiện từ 2016 – 2020.

Sở đã phối hợp với các quận, huyện rà soát 2.822 dự án và xác định có 180 dự án không thực hiện nên đưa vào danh sách bị thu hồi. Các dự án này đã có trong kế hoạch sử dụng đất của các quận, huyện trong giai đoạn 2015-2018.

Tuy nhiên, đến nay đã quá 3 năm nhưng chủ đầu tư không triển khai thực hiện nên các quận, huyện đã đề xuất để thu hồi, hủy bỏ, không tiếp tục đưa vào kế hoạch sử dụng đất năm 2019.
Lý do TPHCM 'trảm' 180 dự án chậm tiến độ ảnh 1 Dự án Thanh Đa treo 26 năm.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Nguyên nhân dự án chậm triển khai là do chưa tìm được nhà đầu tư; một số dự án đã được đưa vào kế hoạch nhưng chủ đầu tư có điều chỉnh quy hoạch, chuyển mục đích, hình thức sử dụng khác nhưng chưa được cơ quan nhà nước chấp thuận hoặc điều chỉnh kéo dài; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng kéo dài, chủ đầu tư không đủ nguồn vốn triển khai”.

Theo đó, Sở TNMT là cơ quan tham mưu cho UBND TP về việc xóa dự án chậm triển khai sẽ mời các chủ đầu tư để triển khai các bước tiếp theo. Sau khi xóa bỏ, chủ đầu tư các dự án có thể đăng ký kế hoạch sử dụng đất lại nếu có đủ điều kiện để triển khai dự án. Đồng thời, các hộ dân có nhà, đất trong 180 dự án vừa được thu hồi sẽ được chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn, xét cấp phép xây dựng có thời hạn, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Không thực hiện là thu hồi

Trong danh sách 180 dự án này, có một số dự án đáng chú ý như: Dự án 235B Nguyễn Văn Cừ của Tổng cục Hậu cần kỹ thuật của Bộ Công an, dự án 93 Lê Thánh Tôn của Công ty TNHH MTV Quản lý Kinh doanh nhà thành phố, bãi giữ xe ngầm Trống Đồng của Công ty TNHH Tập đoàn Đông Dương. Hay như dự án nhà ở Long Phước Garden của Công ty CP Tập đoàn truyền thông Thanh Niên, khu biệt thự Sanctuary Cove của Công ty TNHH Liên doanh Belwynn-Hưng Phú, dự án Khu phức hợp Đầm Sen của Công ty CP Quốc tế C&T…

Lý do TPHCM 'trảm' 180 dự án chậm tiến độ ảnh 2 Ông Nguyễn Toàn Thắng cho biết TP thu hồi 180 dự án treo

Trước đó, Sở TNMT trình TP danh sách 180 dự án cần thu hồi do chậm triển khai. Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến đã chấp thuận báo cáo, đề xuất này. Cụ thể, đối với 100 dự án đã được UBND thành phố phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện từ năm 2015 -  2018 theo thẩm quyền với tổng diện tích đất là 812,90ha, nhưng đến nay không thực hiện đúng theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được phê duyệt, UBND thành phố giao Sở TNMT trình TP giải quyết các vấn đề phát sinh sau quá trình công khai, xử lý.

Đối với 80 dự án thuộc trường hợp thu hồi đất đã được HĐND TP thông qua với tổng diện tích đất 281,79ha, UBND TP giao Sở TNMT rà soát chặt chẽ pháp lý các dự án, trình HĐND TP điều chỉnh, hủy bỏ các dự án theo thẩm quyền.

Ngoài ra, UBND TP cũng giao UBND quận, huyện tiếp tục rà soát các dự án không thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, khẩn trương thực hiện theo hướng dẫn của Sở TMNT, thu hồi nếu không triển khai đúng kế hoạch.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.