Luyện thi 'giành giật' vào đại học top này top kia: Có tạo nên thành công?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Với nhiều phụ huynh, việc đưa con đi luyện thi để đỗ vào trường ĐH top này top kia được coi là thành công. Nhưng  thực tế, các em cần gì để thành công?

Tại buổi tọa đàm với chủ đề “Khai phóng tài năng: Áp lực hay đôi cánh cho con” do Trường Phổ thông Liên cấp Olympia tổ chức, Nguyễn Hoàng Khánh, tiến sĩ Luật ĐH Harvard, hiện đang là Luật sư Ngân Hàng Thế Giới làm việc tại Washington DC cho biết quá trình học đại học, anh từng học rất nhiều môn học, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, công việc thực tập mùa hè ở các chỗ làm việc khác nhau. Sau mỗi lần trải nghiệm như vậy, Hoàng Khánh đã dần hiểu và tìm ra được sở thích làm những công việc như thế nào.

Luyện thi 'giành giật' vào đại học top này top kia: Có tạo nên thành công? ảnh 1
Tất cả những kinh nghiệm mà Hoàng Khánh có được đều giúp ích rất nhiều cho công việc hiện tại.

“Đi xin việc, khi đi phỏng vấn với các công ty hàng đầu của Mỹ, tôi thấy đa phần 10% hỏi về kiến thức chuyên môn, các kiến thức đó đều là những kiến thức rất là cơ bản, 90% xem xét về tính cách của từng cá nhân, khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, đạo đức nghề nghiệp”, Hoàng Khánh chia sẻ.

Nguyễn Hoàng Khánh cũng khẳng định khi đi làm việc, gần như học lại từ đầu, vì vậy mức độ cam kết, khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự xác định mục tiêu, đó chính là sự chuẩn bị để phát triển tài năng cũng như kĩ năng tốt nhất.

Luyện thi không giúp trẻ thành công

TS Nguyễn Chí Hiếu (từng được biết tới là cựu sinh viên giỏi nhất nước Anh năm 2004, theo kết quả của Hội đồng khảo thí A-level; top 100 sinh viên xuất sắc thế giới năm 2006 do Viện Giáo dục quốc tế IIE bình chọn. Anh lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Stanford (Mỹ) và từng là thủ khoa MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh) tại Đại học Oxford (Anh)) cho biết, rất nhiều phụ huynh hiện nay đang kỳ vọng quá nhiều vào một đứa trẻ.

Có những phụ huynh khi con vừa hoàn thành xong học kỳ I của năm lớp 1 đã vội vã đi săn tìm thầy cô luyện thi vào các trường chuyên cấp 2. Hay khi con còn chưa viết tròn chữ, họ đã tìm hỏi về việc thi Starters, Movers.

Thậm chí, bản thân anh gặp không ít phụ huynh có con mới chỉ học lớp 5, lớp 6, nhưng đã tính đến chuyện chuẩn bị cho con đi du học.

Theo TS Hiếu, điều này không khác gì chuyện luyện thi đại học, nhưng được bắt đầu ngay từ khi trẻ còn nhỏ và nhân lên trong suốt 12 năm phổ thông. Do đó, bản thân anh không lấy làm lạ khi có những học sinh dù mới học lớp 6, lớp 7, nhưng luôn cảm thấy không thích học nữa hoặc không tìm được động lực học tập.

Gần 20 năm đồng hành cùng học sinh ở các độ tuổi khác nhau, TS Hiếu nhận thấy, có những học sinh đạt điểm trung bình rất cao, có đủ IELTS, SAT và rất nhiều huy chương, giải thưởng, nhưng “phần lõi bên trong” lại quá mong manh, dễ vỡ.

Do đó, dù đỗ vào các ngôi trường đại học hàng đầu, nhưng những học sinh này lại không thể trụ được trong môi trường ấy, không phải vì không có khả năng học tập, mà vì không có đủ bản lĩnh và sự vững vàng.

Điều này khiến anh cảm thấy có chút “gờn gợn” trong lòng vì những kỳ vọng của cha mẹ vô tình có thể tạo ra áp lực cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời.

Nhưng ngược lại, có những bạn đạt IELTS 6.5 – 7.0, thành tích học tập không hẳn là kết quả mà nhiều phụ huynh mong đợi, tung hô; đỗ vào một trường đại học không phải top đầu, nhưng những học sinh ấy lại thực sự hạnh phúc và thành công ở đại học, ra trường cũng vào làm tại nhiều công ty công nghệ hàng đầu như Facebook, Google.

TS Hiếu cho rằng, điều đó có thể thấy, điểm số, thành tích không hẳn là một điều kiện tiên quyết. Trong nhiều trường hợp, đó đôi khi không phải là thứ quan trọng nhất đối với một đứa trẻ.

Còn với TS Nguyễn Hoàng Khánh, để “khai phóng” được tài năng bao gồm rất nhiều yếu tố. Bởi mỗi yếu tố đều có sự đóng góp trong quá trình phát triển tài năng cũng như khai phóng tài năng của mỗi người. Nó còn phụ thuộc vào giáo dục, nhà trường, môi trường xã hội, bạn bè xung quanh, gia đình.

Nhưng theo Hoàng Khánh, điều quan trọng nhất, đó là “sự tự do”. Hoàng Khánh đã được tự do thử nghiệm, tự do liều, tự do khám phá xem mình thiếu những gì.

“Trong suốt quá trình học, điều may mắn nhất đối với tôi đó là có được khá nhiều sự tự do. Tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, sự ủng hộ của gia đình trong suốt thời gian học tập và theo đuổi đam mê”, Hoàng Khánh nói.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.