Lưu ý khi cho trẻ đi biển

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Không cho bé ngồi trực tiếp lên bãi cát, bơi ở những nơi bé có thể chạm chân đến, cha mẹ không bao giờ được rời mắt khỏi trẻ... 

Trên bãi biển:

- Hãy chú ý kiểm tra các biển báo nguy hiểm (nếu có) trên bãi biển.

- Không nên để con bạn ngồi trực tiếp lên cát, kể cả khi trẻ đang mặc đồ bơi, hãy lót khăn tắm để trẻ ngồi lên.

- Cần tắm ngay khi trẻ từ bãi biển về.

Khi xuống nước

- Chỉ cho trẻ bơi ở các khu vực có người giám sát và chú ý đến các biển báo nguy hiểm.

- Dù ở hồ bơi hay ở biển, bạn không được rời mắt khi trẻ bơi: Không nên gọi điện thoại, đọc báo hay tám chuyện với những người khác. Hãy chú ý đến đứa trẻ. Nếu như có một nhóm người lớn đi cùng, hãy quyết định xem ai là người giám sát trẻ khi bơi.

- Ở biển, hãy cho bơi ở những nơi trẻ có thể chạm chân đến. Tốt nhất là cùng bơi với trẻ. Nên ưu tiên sử dụng phao đeo tay. Đừng để bé ngâm nước quá lâu vì cơ thể trẻ con rất nhanh bị lạnh.

- Để hạn chế những vết thương ở chân do đá, cát và nước gây ra, hãy cho trẻ đi sandal ngay cả khi bơi.

- Trong trường hợp trẻ bị sứa cắn, hãy rửa vùng da bị cắn bằng nước biển, làm sạch và để khô trước khi rửa lại lần nữa. Lưu ý là không chà xát.

Chống nắng

- Không bao giờ để trẻ dưới 6 tháng ra nắng.

- Đối với những trẻ lớn hơn, bôi kem chống nắng với chỉ số cao và tránh những thời điểm nóng nhất trong ngày. Phải bôi kem chống nắng 30 phút trước khi trẻ ra biển.

- Kính râm và mũ rất quan trọng, không nên bỏ ra ngay cả khi bơi. Nếu trẻ muốn bơi lâu, hãy mặc cho bé thêm một chiếc áo phông sậm màu (áo sáng màu sẽ để tia UV đi qua).

- Sau khi bơi, hãy bôi kem chống nắng lại cho trẻ.

- Cuối cùng, hãy cẩn thận với những chiếc ô, vì chúng không hạn chế hoàn toàn các tia UV. Nói cách khác, hãy bôi kem chống nắng ngay cả khi bạn che ô.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG