TPO - Bước sang năm mới 2022, nhiều nhà giáo bày tỏ mong muốn giáo viên có thể "sống" bằng đồng lương đồng thời hy vọng ngành giáo dục sẽ có những bước tiến để thầy cô được dạy thật, học sinh được học thật.
TPO - Vấn đề dạy thêm xuất phát từ thực trạng là lương của giáo viên quá thấp, rất nhiều giáo viên coi dạy thêm như kế mưu sinh. Có đại biểu quốc hội cho rằng, cần nhìn thẳng vào vấn đề này để giải quyết thấu đáo. Qua hai năm đại dịch vừa rồi, giáo viên cũng cần cứu trợ.
TPO - Nhiều giáo viên trẻ phải làm thêm ngoài giờ, bán hàng online mới có thể bám trụ để giữ lửa nghề giáo. Đợt nghỉ dịch COVID-19, có giáo viên phải đi phụ hồ, đổ mối cá khô hoặc đi cấy thuê…vì nhà trường không trả lương.
TPO - Trong năm đầu được tuyển dụng, giáo viên mầm non ở TPHCM sẽ được nhận gấp đôi mức lương cơ sở, những năm tiếp theo sẽ giảm dần xuống còn 70%, 50%. Đến năm thư tư thực hiện chế độ tiền lương cho giáo viên theo quy định hiện hành.
TPO - Ông Nguyễn Sóng Hiền, nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng, điều ông trăn trở nhất, muốn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quan tâm giải quyết nhất nhất chính là vấn đề dân chủ trong trường học.
TP - Không có tiền thưởng Tết, đồng lương ít ỏi, nhiều giáo viên tranh thủ vừa dạy học vừa bán hàng trực tuyến. Có người ở vùng cao trong tuần dạy học ngày 3 ca, cuối tuần đi về 140 cây số để gửi nông sản cho khách.
TPO - Bộ GD&ĐT vừa ban hành Dự thảo Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên trung học phổ thông công lập. Một trong những điểm mới lần này là lương giáo viên mầm non được tính bằng 2,1 thay vì 1,86 như trước.
TP - Lương không tịnh tiến theo thời gian trong khi công việc ngày càng áp lực. Vậy làm thế nào để giảng viên là tiến sĩ, phó giáo sư đam mê với nghề, gắn bó với giảng đường đại học?
TPO - Lương giáo viên thấp, nhiều nhà giáo phải vừa dạy học vừa bán hàng online, chạy taxi, xe ôm công nghệ thậm chí phụ hồ…để cải thiện cuộc sống. Điều này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
TP - Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến hoàn thiện và dự kiến trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Viên chức, trong đó có quy định sẽ trả lương giáo viên theo vị trí việc làm kể từ ngày 01/01/2020.
TP - Tết đã cận kề, giáo viên được thưởng tết bao nhiêu phụ thuộc vào việc chi tiêu, co kéo trong năm của mỗi hiệu trưởng. Vì thế, có nơi giáo viên được thưởng đến hàng chục triệu đồng thì nhiều trường tiền thưởng tết chỉ lẹt đẹt một vài triệu/giáo viên; thậm chí chỉ là hộp bánh, kẹo động viên.
TP - Nhiều vấn đề liên quan đến miễn học phí học sinh THPT, không tổ chức thi THPT quốc gia tiến tới thành lập trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, cần chính sách đãi ngộ nhà giáo mới thu hút được đầu vào có chất lượng…là ý kiến của các chuyên gia tại Hội thảo góp ý cho dự thảo Luật giáo dục sửa đổi của Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 10/1.
TP - Dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục vừa được trình Quốc hội. Lần sửa đổi này, Luật Giáo dục có nhiều điều chỉnh so với hiện hành. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, trước khi có những điều chỉnh, thay đổi liên quan đến đội ngũ giáo viên, vấn đề đảm bảo đời sống, việc làm cho giáo sinh sau khi tốt nghiệp phải được ưu tiên trước.
Bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói về vấn đề bỏ quy định tăng lương giáo viên và miễn học phí sinh viên sư phạm trong dự án luật Giáo dục
Trong khi người cha hiệu trưởng bị tố nhận hàng trăm triệu đồng chạy việc, bớt xén lương giáo viên, gần tháng nay không lên trường làm việc, thì người con trai đã nghỉ dạy nhưng hàng tháng vẫn được nhận lương.
TPO - Lương giáo viên sẽ cao nhất trong hệ thống thang bảng lương; cải cách tiếng Việt, giải tán phòng giáo dục; bỏ tác phẩm “Chí Phèo” khỏi sách giáo khoa; xóa sổ Hội phụ huynh... đó là những đề xuất gây “xôn xao” nhận được không ít “gạch đá” của dư luận trong năm 2017.
TPO - GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn khoa học-giáo dục-môi trường UBTW MTTQ Việt Nam cho rằng việc xếp lương giáo viên vào thang bảng lương ở bậc cao nhất là hợp lý. Tuy nhiên, tính khả thi của đề xuất này trong bối cảnh hiện nay là rất thấp.
TP - Nếu không tăng lương để đảm bảo đời sống cho giáo viên, sẽ khó thu hút được người giỏi vào nghề sư phạm và lâu dài, việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục chắc chắn sẽ thất bại. PGS TS Vũ Trọng Rỹ, Phó chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam nhận định.
TP - Nhận đồng lương eo hẹp mỗi tháng, nuốt nước mắt vào trong, nhiều giáo viên đã chấp nhận cảnh chạy vạy đủ nghề để kiếm sống. “Mình yêu nghề, yêu trẻ nên vẫn cứ hi vọng một ngày nào đó được nghề ưu đãi chứ không nỡ bỏ”, cô giáo Phạm Thị Thúy Hằng, Ba Vì (Hà Nội) nói.
TPO - Sáng 7/12, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật giáo dục. Vấn đề lương giáo viên được các đại biểu tham gia góp ý đặc biệt quan tâm.
TP - Thực trạng đáng buồn với đội ngũ 1,2 triệu người đang đảm đương sứ mệnh cao cả “trồng người”, đó là nhiều thầy cô đang phải chật vật kiếm sống. Mức lương của giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học mới ra trường chỉ vỏn vẹn 3,2 triệu đồng, thua xa thu nhập của một bác xe ôm hay bà bán trà đá vỉa hè Hà Nội.
TP - Nhiều giáo viên, nhân viên hợp đồng của Trường mầm non xã Đông Nam, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) vừa gửi đơn đến ngành chức năng kêu cứu bị nợ lương từ năm học 2016-2017.
Một phụ huynh có con đang học năm thứ tư tại trường phổ thông ở Bang Newsouth wales, Úc. Vì vậy ngoài việc tìm hiểu về khung chương trình giảng dạy của trường vị phụ huynh này cũng quan sát và tham khảo ý kiến cháu, thấy có một số điều “không có" trong hệ thống giáo dục phổ thông của Úc. Xin chia sẻ cùng bạn đọc
TPO - Một trong những thay đổi lớn trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi mà Bộ GD&ĐT đang soạn thảo và trình Chính phủ là lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ”.
TP - Trường mầm non Trại Cau có trên 300 học sinh, nhưng chỉ có 3 cô nuôi, thiếu 5 cô theo quy định. Bởi với mức lương 1,7 triệu đồng/tháng, huyện tuyển 27 cô thì đã có 10 cô bỏ. “Để được nhận hợp đồng làm cô nuôi, ứng viên phải có chứng chỉ nấu ăn, có kiến thức về VSATTP, biết cân đối khẩu phần ăn... Trong khi đó, chỉ cần tốt nghiệp THPT, đi làm nhà máy Sam Sung cũng được 8 triệu đồng/tháng”, bà Lưu Thị Bích Hân, Hiệu trưởng trường mầm non Trại Cau, Đồng Hỷ, Thái Nguyên chua chát nói.
TPO - Đề xuất thay đổi bảng chữ cái, “Tiếng Việt” thành “Tiếq Việt”; Bằng đại học sẽ không phân biệt chính quy hay tại chức; Học sinh THCS sẽ được miễn học phí hay Lương giáo viên xếp cao nhất là những thông tin giáo dục nổi bật nhất trong tuần qua.
TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội - khẳng định dự thảo đề án chi 12.000 tỷ đồng đào tạo 9.000 tiến sĩ không thực tiễn trong bối cảnh giáo dục hiện nay, khi lương giáo viên còn thấp, không đủ đảm bảo cuộc sống. TS Lâm đề xuất, nên dùng 12.000 tỷ đồng để nâng lương cho giáo viên, tạo động lực cho họ làm việc, cống hiến sẽ tốt hơn đào tạo thêm tiến sĩ.
TP - Giáo viên mầm non làm việc hơn 8 tiếng mỗi ngày nhưng đang nhận mức lương thấp nhất. Với hệ số 1,86, nhiều giáo viên trẻ mới ra trường chỉ có mức lương hơn 3,2 triệu đồng, còn giáo viên sắp nghỉ hưu cũng chỉ nhận được hơn 5 triệu đồng/ tháng.