Lưới điện TPHCM: Thông minh hơn với trạm biến áp điều khiển từ xa

0:00 / 0:00
0:00
Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) cho biết, hiện có 55/55 (100%) trạm 110 kV do EVNHCMC quản lý đã được điều khiển xa và đơn vị này đặt mục tiêu hoàn tất chuyển đổi toàn bộ trạm biến áp sang mô hình trạm không người trực trong năm 2022.

Theo ông Luân Quốc Hưng–Phó tổng giám đốc EVNHCMC, mô hình trạm biến áp không người trực là yêu cầu của quá trình hiện đại hóa, tăng cường khả năng truyền tải và độ an toàn, tin cậy cho hệ thống điện, ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lý vận hành hệ thống điện và tiến đến lưới điện thông minh.

Lưới điện TPHCM: Thông minh hơn với trạm biến áp điều khiển từ xa ảnh 1

Nhấp chuột điều khiển trạm biến áp

Từ năm 2013 EVNHCMC đã thí điểm điều khiển từ xa trạm 110kV Tân Sơn Nhất thông qua hệ thống SCADA đặt tại Trung tâm Điều độ Hệ thống điện. Đây là bước đi đầu tiên và quan trọng, giúp kiểm tra và hoàn thiện độ ổn định, tin cậy trong hoạt động và kết nối giữa hệ thống SCADA, hệ thống thông tin và hệ thống máy tính tại trạm. Song song đó, EVNHCMC đã xây dựng và ban hành bộ tiêu chí xây dựng trạm 110kV điều khiển từ xa theo mô hình không người trực vận hành làm cơ sở để triển khai rộng rãi mô hình này.

Tháng 3/2017, EVNHCMC đưa vào vận hành Trung tâm điều khiển được trang bị hệ thống SCADA/DMS (hệ thống giám sát thu thập dữ liệu và điều khiền từ xa/quản lý phân phối) đạt chuẩn quốc tế, có khả năng giám sát và điều khiển từ xa lưới điện toàn thành phố theo thời gian thực. Một năm sau đó, EVNHCMC hoàn tất chuyển đổi 100% các trạm biến áp 110 kV đáp ứng tiêu chí không người trực vận hành (55/55 trạm) dựa trên việc ứng dụng các công nghệ SCADA điều khiển từ xa, hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động, hệ thống camera giám sát an ninh. Đến năm 2021 đã thực sự vận hành 48/55 trạm 110kV không người trực hoàn toàn.

Cùng với các trạm bến áp, ông Luân Quốc Hưng cho biết, hiện tại EVNHCMC đã hoàn tất triển khai hệ thống giám sát, điều khiển từ xa cho 100% các phát tuyến lưới điện trung thế (770/770 tuyến dây) thông qua việc lắp đặt và đưa vào vận hành hơn 2.770 thiết bị đóng cắt có chức năng SCADA kết hợp với hạ tầng viễn thông dùng riêng (3G, cáp quang) chuyên biệt.

Các đơn vị trực thuộc EVNHCMC đã tự nghiên cứu và làm chủ công nghệ quản lý và vận hành tự động hoá hệ thống điện đối với 180 tuyến dây trung thế và thu thập dữ liệu từ xa đối với 100% các trạm biến áp hạ thế. Nhờ đó, công tác quản lý vận hành hệ thống điện của EVNHCMC có nhiều thuận lợi và hiệu quả. Hiện có trên 90% số vụ sự cố lưới điện trung thế xử lý cô lập điểm sự cố dưới 5 phút và tái lập điện cho khách hàng ngay trên nguyên tắc chuyển tải trước, cô lập và xử lý sự cố sau, giảm tối đa thời gian và số khách hàng mất điện khi có sự cố lưới điện xảy ra.

Lưới điện TPHCM: Thông minh hơn với trạm biến áp điều khiển từ xa ảnh 2

Trạm biến áp không người trực Tăng Nhơn Phú

Nâng cao năng lực vận lưới điện

Theo ông Luân Quốc Hưng, việc chuyển đổi mô hình trạm không người trực vận hành làm nâng cao hiệu năng sử dụng hệ thống SCADA trong công tác điều hành lưới điện, rút ngắn thời gian thao tác thiết bị phục vụ các công tác tại trạm. Đồng thời, giảm thiểu sự cố do thao tác nhầm của điều hành viên trực trạm, nâng cao mức độ an toàn cho người vận hành. Thúc đẩy đội ngũ cán bộ quản lý vận hành nâng cao tư duy công tác, năng lực chuyên môn để đáp ứng với yêu cầu mới, đủ khả năng tiếp cận và nắm bắt các công nghệ tiên tiến, đặc biệt trong công tác kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng nhằm nâng cao độ tin cậy làm việc của thiết bị.

Cũng ông Hưng cho biết, các trạm biến áp này được giám sát, điều khiển bằng hệ thống máy tính tích hợp đặt tại Trung tâm Điều độ hệ thống điện TP.HCM, thể hiện rõ ưu thế vượt trội so với kiểu truyền thống. Đặc biệt là khả năng thu thập, xử lý và lưu trữ một lượng thông tin rất lớn với mức độ chính xác rất cao. Tại đây, hệ thống máy tính sẽ thực hiện nhiệm vụ điều khiển và giám sát hoạt động của các thiết bị trong trạm đồng thời thực hiện chức năng của thiết bị đầu cuối để giao tiếp với Trung tâm tâm điều độ hệ thống điện. Hệ thống điều khiển của trạm được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo tính mở, thuận lợi cho việc thay thế, mở rộng, nâng cấp, độ tin cậy và tính độc lập cao. Khi một thiết bị điều khiển đơn lẻ bị sự cố, sẽ không làm ảnh hưởng đến các phần tử khác.

Cũng theo ông Luân Quốc Hưng, trước đây một trạm 110kV thường phải có khoảng 10 công nhân trực vận hành, khi chuyển qua mô hình không người trực đã cắt giảm gần 500 nhân viên trực vận hành tại các trạm, điều này giúp nâng cao hiệu quả năng suất lao động, tiết kiệm chi phí. Toàn bộ công tác của anh em công nhân trực trạm trước đây nay do các điều độ viên của Trung tâm Điều độ thống điện TP.HCM đảm nhiệm. Mọi công tác tại trạm và lưới điện sẽ được thao tác trên máy tính thông qua hệ thống điều khiển từ xa SCADA. Điều này sẽ giảm được thời gian mất điện của khách hàng, do mọi thao tác đều được xử lý trên máy tính, không phải mất quá nhiều thời gian để anh em công nhân phải di chuyển đến nơi xảy ra sự cố như trước đây nữa.

“Trong thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, hệ thống SCADA do các điều độ viên của Trung tâm trực tiếp thao tác đã phát huy hiệu quả rất cao, hạn chế rất nhiều việc các anh em công nhân của các đơn vị điện lực phải ra ngoài đường để thực hiện đóng cắt các thiết bị điện trên lưới, chuyển tải hoặc xử lý sự cố”

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.