Lùm xùm kiến nghị Bộ trưởng GD&ĐT: 'Đẻ' thêm SGK cũng nằm trong chiến lược xuất bản?

0:00 / 0:00
0:00
Bản mẫu SGK Mĩ thuật lớp 7 thuộc NXBGDVN (tác giả cung cấp)
Bản mẫu SGK Mĩ thuật lớp 7 thuộc NXBGDVN (tác giả cung cấp)
TPO - Sau khi Bộ GD&ĐT yêu cầu NXB Giáo dục Việt Nam báo cáo sự việc cụ thể, đơn vị này đã cho rằng việc “đẻ” thêm SGK cũng nằm trong chiến lược xuất bản, phát hành và nhu cầu thực tế của xã hội tuy nhiên tác giả viết sách cho rằng, cách giải thích như vậy không thoả đáng. 

“Đẻ” thêm SGK thuộc chiến lược của NXB

Ngày 10/8, Vụ giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT có văn bản yêu cầu NXBGDVN báo cáo về nội dung tổ chức biên soạn, quy trình thẩm định SGK môn Mĩ thuật và Hoạt động trải nghiệm (Bộ sách Chân trời sáng tạo). Đơn vị xuất bản phải báo cáo, làm rõ vấn đề trước khi Hội đồng thẩm định quốc gia làm việc theo kế hoạch.

Ngày 20/8, NXBGDVN đã có báo cáo về nội dung trên, trong đó khẳng định đơn vị là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ GD&ĐT, hoạt động của NXB tuân thủ các quy định của Luật doanh nghiệp, có quyền lợi và nghĩa vụ được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2000. Do vậy, trong quá trình hoạt động tuỳ vào tình hình thực tiễn, NXBGDVN có thể điều chỉnh chiến lược xuất bản nhằm bảo toàn vốn và đạt chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận. “Việc biên soạn thêm 2 tên sách Hoạt động trải nghiệm và Mĩ Thuật nằm trong chiến lược xuất bản, phát hành của NXBGDVN và nhu cầu của thực tế xã hội”, báo cáo khẳng định.

Ngoài ra, NXB cũng cho rằng, việc phối hợp với Sở GD&ĐT TPHCM trong việc biên soạn SGK thực chất là phối hợp xây dựng, lựa chọn đội ngũ tác giả có kinh nghiệm, học hàm, học vị và triển khai dạy thực nghiệm đúng yêu cầu. Sách được biên soạn cho mọi đối tượng sử dụng trên mọi miền Tổ quốc.

Đối với SGK lớp 1, năm học 2021-2022 NXBGDVN cho biết, đơn vị tiếp tục tái bản 4 bộ sách cùng lúc gồm: Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cùng học để phát triển năng lực; Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục và đã triển khai 2 tên sách Hoạt động trải nghiệm 1. “Từ lớp 2 trở lên, NXB chỉ tập trung nguồn lực sản xuất 2 bộ sách đã hợp nhất là Kết nối tri thức với cuộc sống Chân trời sáng tạo nhằm tập trung tối đa nguồn lực, trí tuệ của đội ngũ tác giả, tiết giảm tối đa chi phí…”, đơn vị này khẳng định trong báo cáo gửi Bộ GD&ĐT.

Chưa thoả đáng

Tuy nhiên, Th.s Nguyễn Thị Nhung (ĐH Sư phạm Nghệ thuật T.Ư) Tổng chủ biên bản sách môn Mĩ thuật 3 và 7, trước đó đã có thư gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và các Vụ chức năng cho rằng, báo cáo của NXBGDVN nói chung chung, không đi thẳng vào bản chất bất cập của vấn đề. “Thứ nhất là quy trình biên soạn, thẩm định SGK ra sao khi ngày 19/5/2021, Sở GD&ĐT TPHCM mới có Công văn gửi NXBGDVN đề nghị làm thêm một số bản mẫu môn Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm, do các tác giả TPHCM biên soạn. Khi đó học sinh đã nghỉ học chống dịch làm sao có thể thực nghiệm để đủ hồ sơ trình thẩm định. Thứ 2, tại sao đã có chủ trương hợp nhất 2 bộ SGK lại đẻ thêm SGK vùng miền”, bà Nhung nói.

Theo Tổng chủ biên bộ môn Mĩ thuật việc thực nghiệm số bài trong bản mẫu SGK trước khi trình hội đồng thẩm định tuỳ môn học nhiều hay ít số tiết. Mỗi bài được chọn thực nghiệm ở các vùng miền khác nhau ít nhất 2 lần sau khi sửa chữa, góp ý. Quy trình làm SGK rất nhiều khâu từ xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, bản thảo tác giả, Chủ biên, tổng chủ biên biên tập… trước khi thẩm định nội bộ của NXBGDVN, chỉnh sửa theo góp ý của Ban kiểm định rồi mới đưa trình Hội đồng thẩm định quốc gia. Do vậy, chỉ trong vòng hơn 1 tháng từ khi có công văn của sở GD&ĐT TPHCM đến lúc nộp sách đầu tháng 7/2021 nhóm phát hiện là NXBGDVN có 2 bộ SGK Mĩ thuật và Hoạt động trải nghiệm có cùng tên Chân trời sáng tạo là vô lý.

Thực tế, ngày 19/5, văn bản Sở GD&ĐT TPHCM do ông Nguyễn Văn Hiếu ký gửi NXBGDVN khẳng định: “Thực hiện chủ trương một chương trình nhiều SGK, bộ sách Chân trời sáng tạo, sản phẩm của sự phối hợp giữa NXBGDVN với Sở GD&ĐT TPHCM được nhiều TP, tỉnh phía nam lựa chọn sử dụng. Do đó, để đáp ứng nhu cầu sách của thị trường phía nam đề nghị NXB biên soạn thêm một số bản mẫu SGK do các tác giả TPHCM thực hiện để trình thẩm định quốc gia”.

Tổng chủ biên một môn học khác chia sẻ với PV, năm ngoái NXBGDVN thông báo việc sáp nhập 4 bộ sách thành 2 bộ cũng khiến bà sốc và trải qua giai đoạn khó khăn về tâm lý. Bởi trước đó, bà được phân làm Tổng chủ biên (1 môn học/ hoạt động giáo dục) từ lớp 1 -12. Tuy nhiên, khi đã hoàn thành SGK lớp 1, gần hoàn thành SGK lớp 2 thì sáp nhập, coi như bộ sách của bà biến mất ở bậc tiểu học. “Vấn đề của tôi không phải là thị trường mà là ý tưởng, triết lý viết sách xuyên suốt các cấp học. Tôi đã rất chán nản và mất thời gian dài để xốc lại tinh thần để viết tiếp các bộ sách THCS - THPT”, tác giả này nói.

Liên quan đến bản mẫu SGK của TPHCM, cũng theo tác giả này, TPHCM đã mời viết một cuốn sách để tham khảo đặc biệt. Do trước đó đã có ý tưởng về các bộ sách lớp 3,4 nên tác giả nhận lời. Tuy xác định, đó chỉ là cuốn sách tham khảo đặc biệt nhưng việc bắt đầu cùng thời điểm với các bộ SGK khác và được khảo nghiệm nghiêm túc. “Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền viết SGK, còn chất lượng sách ra sao lại được quyết định bởi hội đồng thẩm định”, tác giả này nói.

Cũng theo tác giả này, liên quan đến chuyện phát hành sách có thể xảy ra nhiều tình huống, ví như, giáo viên, trường học muốn dạy sách của tác giả này nhưng do tiếp thị, cả nể lại lựa chọn SGK khác.

MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.