Lục quân Nga và Trung Quốc ở đâu trong mắt chuyên gia Mỹ?

Xe tăng của Lục quân Nga
Xe tăng của Lục quân Nga
TPO - Robert Farley, giảng viên cấp cao tại Trường Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Patterson thuộc Đại học Kentucky, Mỹ, bàn luận về lục quân Nga và Trung Quốc. Dưới đây là đánh giá của ông.

Nga

Lục quân Nga đã trải qua một quá trình biến đổi khó khăn vào cuối Chiến tranh Lạnh, mất đi cơ hội tiếp cận các nguồn lực, ảnh hưởng chính trị và nhân lực. Tổ hợp công nghiệp-quân sự hỗ trợ Hồng quân thời Liên Xô đã sụp đổ, khiến trang bị của quân đội trở nên lạc hậu và bảo trì kém. Tinh thần sa sút, và Lục quân Nga phải vật lộn trong cuộc chiến chống lại phiến quân ở Chechnya và những nơi khác.

Không phải tất cả mọi thứ, nhưng một số thứ đã thay đổi. Những cải thiện trong nền kinh tế Nga cho phép đầu tư nhiều hơn vào lực lượng. Cải cách, đặc biệt là trong các lực lượng tinh nhuệ, đã giúp Nga giành chiến thắng trong cuộc chiến ở Chechnya. Năm 2008, Lục quân Nga nhanh chóng đánh bại Gruzia, và vào năm 2014, lực lượng này dẫn đầu việc chiếm Crimea từ Ukraine. Lục quân Nga tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong việc quản lý các khu vực gần biên giới, ngay cả khi họ đã nhường một số không gian cho các lực lượng hải quân và không quân trong vài năm qua.

Lục quân Nga sẽ vẫn là một lực lượng đầy uy lực vào năm 2030, tuy nhiên sẽ có những vấn đề nghiêm trọng. Tiếp cận công nghệ có thể trở thành một vấn đề lớn hơn trong tương lai. Sự sụp đổ, lụi tàn của các tổ hợp công nghiệp-quân sự Liên Xô cuối cùng cũng đã qua đi, để lại một hệ thống đổi mới và sản xuất đang nỗ lực cải tổ.

Tuy vậy, nhân lực cũng có thể có vấn đề, vì Lục quân Nga dường như bị mắc kẹt giữa mô hình bắt buộc nghĩa vụ quân sự cũ (trong khi dân số đang giảm dần) và hệ thống tình nguyện gia nhập quân đội làm cho các lực lượng tinh nhuệ trở nên đặc biệt. Tuy nhiên, các nước láng giềng của Nga sẽ tiếp tục phải lo sợ về quy mô và sức mạnh của Lục quân Nga (đặc biệt là trong các hoạt động "hỗn hợp") trong một thời gian dài.

Trung Quốc

Kể từ đầu những năm 1990, Lục quân Giải phóng quân Nhân dân đã tham gia vào một cuộc cải tổ toàn diện các lực lượng mặt đất. Trong nhiều thập kỷ, các thành phần của quân đội Trung Quốc (PLA) đóng vai trò là lực lượng bảo lãnh cho các phe phái chính trị cụ thể trong đảng. Khi những cải cách được tiến hành, PLA như một tổ chức thương mại trong cái vỏ một tổ chức quân sự, nắm quyền kiểm soát nhiều loại doanh nghiệp to nhỏ.

Tình hình này bắt đầu thay đổi khi nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ vào những năm 1990 và 2000. Với khả năng tiếp cận nguồn vốn và lĩnh vực công nghệ ngày càng đổi mới, các yếu tố cơ bản của PLA bắt đầu thu gọn và tự cải tổ, trở thành một tổ chức quân sự hiện đại.

Giống như đối thủ Mỹ, lực lượng mặt đất của PLA phải chia sẻ miếng bánh tài chính với một số lực lượng khác ngốn rất nhiều ngân sách. Kỷ nguyên Trung Quốc tập trung vào sức mạnh mặt đất, hy sinh sức mạnh trên biển và trên không đã kết thúc một cách dứt khoát.

Cải cách trong Lục quân PLA bao gồm các dự án hiện đại hóa trang thiết bị khổng lồ, đào tạo thực tế và các bước tiến tới chuyên nghiệp hóa lực lượng. Mặc dù Lục quân PLA không được hưởng mức ngân sách như Lục quân Mỹ, nhưng lực lượng này có khả năng tiếp cận nguồn nhân lực gần như không giới hạn và kiểm soát nguồn lực lớn hơn hầu hết các lực lượng lục quân khác trên thế giới. Một thứ mà PLA thiếu là kinh nghiệm thực tế; họ đã không chiến đấu trực tiếp kể từ Chiến tranh Trung-Việt năm 1979, và không đóng vai trò gì trong các cuộc xung đột lớn của thế kỷ này. Tuy nhiên, không có lý do gì để tin rằng các xu hướng hiện đại hóa và cải cách PLA sẽ thay đổi hướng trong 15 năm tới.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.