Luật pháp bất vị thân

Luật pháp bất vị thân
TP - Đây được coi là nguyên tắc sống còn của pháp luật. Bởi thế, ngay từ khi có pháp luật, nguyên tắc ấy đã và luôn được các nhà nước pháp quyền đề cao.

> Vụ thu hồi biệt thự công: 'Làm sao chúng tôi động được'
> Chưa thu hồi được biệt thự ông Hoàng Văn Nghiên
> Hợp đồng thuê nhà của ông Hoàng Văn Nghiên hết hạn từ 20/7/07

Nhìn lại chuyện lình xình quanh ngôi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, người ta không khỏi ngạc nhiên, khi mà 5 năm qua, chính quyền thành phố Hà Nội chưa làm được một việc từng được dư luận cả nước chú ý. Bởi thế, dù nhìn trên cả khía cạnh tình và lý, người ta đều có nhiều điều để suy ngẫm.

Về tình, ông Hoàng Văn Nghiên, người từng có đến hai khoá (10 năm) làm chủ tịch thành phố, nhưng đến khi nghỉ hưu, một nơi ở yên ổn cũng chưa nguyện. Hà Nội đâu thiếu nhà cửa, đất đai đến nỗi phải để một người từng đứng đầu chính quyền thành phố, bị dư luận soi mói nơi ăn, chốn ở.

Về lý, dù thực tế có thể ông Nghiên đã có nhà riêng, nhưng bao năm cống hiến, chuyển hợp đồng thuê từ căn nhà tập thể Bách Khoa, sang ngôi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, ông chưa được hoá giá căn nhà nào (do biệt thự ông xin hoá giá thuộc diện cấm bán) theo quy định của pháp luật. Việc ông được thuê căn nhà khác, để rồi được hoá giá như bao người dân thường khác, cũng là chuyện bình thường.

Trong lĩnh vực hoá giá nhà đất (dù đối tượng thuê là cán bộ cấp cao hay thấp), pháp luật đã có quy định chung tại Nghị định 61/CP. Trường hợp ông Hoàng Văn Nghiên, không nằm ngoài pháp luật. Bởi thế, trên cả tình và lý, việc giải quyết nhà ở cho ông Nghiên, không chỉ là nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm của chính quyền thành phố.

Lâu nay, người dân ở trên mảnh đất quê mình qua bao đời, được cấp sổ đỏ, còn phải di dời nếu nhà nước thực hiện việc thu hồi theo pháp luật. Khi đó, họ đâu có quyền được lựa chọn nơi tái định cư, mà việc bố trí tái định cư, cũng theo pháp luật định sẵn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG