Luật cấm, Sở vẫn cố tình?

Gầm cầu vượt khu vực Pháp Vân được làm bãi đỗ xe và kho chứa hàng
Gầm cầu vượt khu vực Pháp Vân được làm bãi đỗ xe và kho chứa hàng
TPO - Mặc dù quy định cấm trông giữ xe dưới gầm cầu, nhưng Sở GTVT Hà Nội vẫn cấp phép cho Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội, biến gầm cầu thành bãi đỗ xe.

> Đề nghị thu hồi toàn bộ gầm cầu
> Sở GTVT làm ngơ bãi đỗ xe dưới gầm cầu
> “Bom” nằm ở gầm cầu vượt

Cấm dùng gầm cầu làm bãi đỗ xe

Điều 17, Nghị định 34/2010/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ không theo quy hoạch hoặc không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, không theo đúng thiết kế đã được duyệt.

Mỗi tháng gần 3.000 xe mới tại Hà Nội

Trao đổi với phóng viên, Đại úy Trương Song Thành, Đội trưởng Đội Tổng hợp Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (Công an thành phố Hà Nội), cho biết, dù 2012 là năm "kinh tế buồn", lượng xe đăng ký mới giảm 35% so với năm 2011, nhưng số xe đăng ký mới cũng khá lớn. Năm 2012, có tới 25.506 phương tiện được đăng ký mới. Trong đó, 19.567 ô tô, 23.939 mô tô. Trung bình mỗi tháng có 2876 xe được đăng ký mới.

Thế nhưng, không hiểu lý do gì, Sở GTVT Hà Nội vẫn cố tình cấp phép cho Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội, biến gầm cầu thành bãi đỗ xe.

Trong buổi họp ngày 4/4, Bộ GTVT kiên quyết dẹp bãi đỗ xe dưới gầm cầu, nhưng UBND TP Hà Nội lại cho rằng, cần xem xét cụ thể, vì Hà Nội đang thiếu bãi đỗ xe.

Tại buổi họp, ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh thanh tra Bộ GTVT cho biết, trong giai đoạn 2012, Thanh tra Bộ GTVT và Sở GTVT Hà Nội đã thực hiện giải phóng 3 gầm cầu Ngã Tư Sở, Chương Dương, Ngã Tư Vọng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn gầm cầu Pháp Vân vành đai 3, và chân cầu Thăng Long sử dụng làm nơi trông giữ xe, gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.

Bộ GTVT đề nghị UBND TP Hà Nội cho giải toả các điểm trông giữ xe này để trả lại cảnh quan và đảm bảo trật tự ATGT.

Ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT nhấn mạnh, chúng ta phải kiên quyết dẹp, nhất là gầm cầu Pháp Vân và đoạn giáp ranh là cửa ngõ của Thủ đô nên không thể để trông giữ xe, trông nhếc nhác như thế được.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng, nhu cầu gửi xe của người dân rất lớn, nên chỉ nên dẹp ở những nơi ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, còn những đoạn bãi sông, bãi bồi, chỗ nào trồng cỏ, trông xe được thì phải xem xét cụ thể.

Luật Giao thông đường bộ ban hành ngày 13/11/2008 quy định rõ tại các điều 18, 43, 51 và 52 về việc bảo vệ hanh lang an toàn đường bộ như sau:

Tại điểm C Điều 18 về việc cấm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ: Trên cầu, gầm cầu vượt;

Điều 43 quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ:

1. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.

2. Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.

3. Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.

4. Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ.

Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.

5. Chính phủ quy định cụ thể phạm vi đất dành cho đường bộ, việc sử dụng, khai thác đất hành lang an toàn đường bộ và việc xây dựng các công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

Điều 51 quy đinh về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ

2. Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ phải xây dựng theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.

Điều 52 quy đinh về việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1. Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm hoạt động bảo đảm an toàn và tuổi thọ của công trình đường bộ, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ.

2. Tổ chức, cá nhân được phép xây dựng, cải tạo, mở rộng, bảo trì công trình và tiến hành hoạt động khác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định như sau:

a) Bộ Giao thông vận tải tổ chức và hướng dẫn thực hiện việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

b) Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền;

c) Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương; bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;

d) Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

đ) Chính phủ quy định việc phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

5. Người nào phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, hành lang an toàn đường bộ bị lấn chiếm phải kịp thời báo cho Uỷ ban nhân dân, cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý; trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết. Khi nhận được tin báo, cơ quan có trách nhiệm phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.