Luật Ðăng ký tài sản sẽ ngăn chặn được tẩu tán tài sản tham nhũng

Ðại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật
Ðại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật
TP - Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí đề xuất xây dựng và ban hành Luật Đăng ký tài sản, theo tôi là hết sức cần thiết để ngăn chặn tẩu tán tài sản, thu hồi được tối đa tài sản tham nhũng. 

Như chúng ta biết, tài sản tham nhũng thu hồi được trong nhiệm kỳ qua hơn 80 nghìn tỷ đồng, có tăng lên so với trước đây. Tuy nhiên, con số này vẫn còn ít so với số tài sản tham nhũng cần phải thu hồi. Thực tế, không hiếm trường hợp “quan chức nghèo” vì tài sản kê khai rất ít, nhưng họ lại tẩu tán cho người khác đứng tên. Và như ông Lê Minh Trí nói, có những người chỉ vài chục tuổi đã đứng tên tài sản nghìn tỷ, dù biết đấy nhưng không làm gì được. Đây là thực trạng nhức nhối hiện nay.

Nếu có Luật Đăng ký tài sản, chúng ta sẽ kiểm soát, ngăn chặn được tình trạng này. Liên quan đến vụ AVG, ông cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT khai có chuyển tiền cho con gái, nhưng người con đó lại không thừa nhận. Đây là một kẽ hở của luật pháp, cần có giải pháp hữu hiệu để bịt lại, để góp phần ngăn chặn tẩu tán tài sản và có cơ sở để truy cứu, thu hồi được tài sản tham nhũng. Có như vậy mới ngăn chặn được tình trạng “hi sinh đời bố, củng cố đời con”, cũng là giải pháp để người ta không thể, không muốn và không dám tham nhũng.

Tuy nhiên khi ban hành luật này cũng cần phải xem xét, cân nhắc một cách thận trọng để không vi hiến, không vi phạm quyền công dân trong việc bảo lưu tài sản, sở hữu tài sản. Bởi tài sản cá nhân của công dân là bất khả xâm phạm. Chẳng hạn, với tài sản cá nhân gửi ở ngân hàng, họ phải có trách nhiệm bảo đảm quyền riêng tư của tôi, không thể tuỳ tiện cho người khác biết được.

Trước mắt, để kiểm soát và thu hồi tài sản do tham nhũng một cách hiệu quả, cần quyết liệt hơn trong việc thực hiện quy định về kê khai tài sản. Đặc biệt, tài sản của cán bộ, công chức trong diện kê khai phải được kiểm tra, xác minh, chứ không phải kê khai rồi để đấy, rất hình thức. Nếu chỉ khi xảy ra vụ việc gì đó mới đi kiểm tra, đối chiếu, xác minh thì đã quá muộn. Lúc đó tài sản thu hồi được cũng chẳng đáng là bao.

Do vậy, cần phải có một bộ phận đi xác minh, nếu phát hiện ra tài sản bất minh, phải thu hồi lại cho nhà nước. Nếu đối tượng kê khai quá rộng thì nên khoanh vùng lại, ưu tiên xác minh đối với những người có chức quyền, làm ở những vị trí nhạy cảm, giàu lên một cách nhanh chóng, bất thường.

“Nếu có Luật Ðăng ký tài sản, chúng ta sẽ kiểm soát, ngăn chặn được tình trạng này. Liên quan đến vụ AVG, ông cựu bộ trưởng Bộ TT&TT khai có chuyển tiền cho con gái, nhưng người con đó lại không thừa nhận. Ðây là một kẽ hở của luật pháp, cần có giải pháp hữu hiệu để bịt lại, để góp phần ngăn chặn tẩu tán tài sản và có cơ sở để truy cứu, thu hồi được tài sản tham nhũng”.

Ðại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật 

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.