Lớp học ‘0 đồng’ của thầy giáo trẻ Thiện Thành

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Thấu hiểu được những khó khăn mà trẻ em nghèo phải đối diện, suốt hơn 10 năm nay, anh Đỗ Thiện Thành (30 tuổi) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương Bình Thung, chắp cánh ước mơ cho biết bao thế hệ trẻ em nghèo ham học ở P. Bình An, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

“Còn trẻ không được đi học là còn dạy”

Lớp học tình thương Bình Thung được Đoàn phường Bình An chính thức thành lập vào năm 2005. Trải qua nhiều thăng trầm, có thời điểm phải giải tán nhưng lớp học đã duy trì được hơn 10 năm và cho chữ cho nhiều thế hệ học sinh.

Cứ đều đặn 17h - 19h từ thứ Hai đến thứ Sáu, bất kể kể nắng mưa, tại khuôn viên miếu Bà (ấp Thượng, KP. Châu Thới, P. Bình An, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương) lại vang lên tiếng ê a đọc bài của đám trẻ nhỏ và lời giảng đầy tâm huyết từ người thầy tận tâm. Hình ảnh các em cặm cụi nắn nót từng con chữ, nhẩm đi nhẩm lại phép cửu chương vừa học ngày hôm trước khiến không ít người dân phải nơi đây mủi lòng.

Theo chia sẻ của anh Thành, tất cả trẻ em ở đây đều có hoàn cảnh khó khăn, xuất thân từ gia đình lao động nghèo, không có điều kiện nhập học tại các trường chính quy. Nhiều trẻ phải bỏ học ở quê, lên đây kiếm sống cùng ba mẹ. Buổi sáng đi làm, tối đến lớp để học chữ. “Tuy mỗi đứa là một hoàn cảnh khác nhau nhưng các em đều ham học và ngoan lắm”, anh Thành kể.

Lớp học ‘0 đồng’ của thầy giáo trẻ Thiện Thành ảnh 1

Hơn 10 năm nay, thầy giáo trẻ Đỗ Thiện Thành vẫn duy trì lớp học tình thương Bình Thung.

Lớp học được phân thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm tương ứng với một trình độ khác nhau. Trẻ nào mới vào thì anh sẽ kèm riêng. Nếu tiến bộ thì anh chuyển qua nhóm ở cấp cao hơn. Nội dung lớp học bao gồm Toán và Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5. Có thời gian, anh sẽ dạy thêm về đạo đức. “Những em nào hoàn thành xong chương trình lớp 5, tôi tổ chức Lễ tốt nghiệp cho các em đó luôn. Nếu có nguyện vọng, tôi sẽ tạo điều kiện để tụi nhỏ được học tiếp THCS”, anh Thành cho biết.

Nói về động lực để duy trì lớp học trong suốt 10 năm qua, anh Thành tâm sự: “Đôi lúc áp lực từ công việc, tôi cũng có những suy nghĩ tiêu cực. Nhưng cứ mỗi lần nghĩ đến các em, mỗi đứa mỗi hoàn cảnh, tôi thương bọn chúng nhiều hơn. Các em không những thiếu về vật chất mà còn thiếu về tình cảm gia đình… Có nhiều người hỏi khi nào thì tôi sẽ giải tán lớp, tôi chỉ nói: “Khi nào vẫn còn những đứa trẻ không được đến trường thì tôi vẫn còn dạy”.

Lớp học ‘0 đồng’ của thầy giáo trẻ Thiện Thành ảnh 2

“Miễn sao tụi nhỏ cười là tôi vui”

Đó là chia sẻ của anh Thành khi được hỏi về những điều mà anh nhận được khi gắn bó cùng lớp học Tình thương Bình Thung. Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức, chữ nghĩa, vào các dịp Trung Thu, lễ Tết anh đều kêu gọi hỗ trợ, cùng các bạn sinh viên, CLB từ các trường đại học tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em.

“Mấy đứa nhỏ thích lắm, tham gia chương trình cười toe toét, về kể với ba mẹ đủ thứ hết. Nhìn thấy cảnh đó, là tôi thấy hạnh phúc lắm. Có mấy chương trình bị hụt kinh phí, tôi lấy tiền túi bù vào luôn. Miễn sao tụi nhỏ cười là tôi vui”, Anh Thành bộc bạch.

Lớp học ‘0 đồng’ của thầy giáo trẻ Thiện Thành ảnh 3

Anh Thành chụp với các bạn học sinh của lớp học.

Trong thời gian gắn bó với lớp học, điều làm anh buồn nhất là khi chứng kiến những em học trò học tốt nhưng bị ba mẹ bắt phải bỏ học. Anh nói: “Có nhiều trường hợp, tôi đến tận nhà vận động giải thích về lợi ích của việc học cho phụ huynh hiểu nhưng cũng không thay đổi được gì… Nhìn học trò mình ham học mà không được đến lớp, tôi bất lực và tự trách mình nhiều lắm”.

Suốt 10 năm kiên trì với lớp học, anh nhận không ít lời nói tiêu cực từ bạn bè và đồng nghiệp. Nhưng sau tất cả, anh vẫn nhận lại được niềm vui mỗi khi đến lớp. “Sống phải biết cho đi. Mình trao đi yêu thương thì sẽ nhận lại nụ cười”, anh Thành trải lòng.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.