Lời nguyền của làng!

Lời nguyền của làng!
TP - Em đang sống tại một ngôi làng thuộc huyện Ba Vì (Hà Tây). Em xin kể với Diễn đàn câu chuyện của chị gái em, với hy vọng một ngày nào đó, các đôi uyên ương của làng em sẽ không bị dang dở chuyện trăm năm, bởi chuyện kết nghĩa hai làng!

>> Mời các bạn tham gia "Diễn đàn tuổi Teen"

Lời nguyền của làng! ảnh 1

Cấm đoán yêu đương vẫn còn nhiều chuyện bi hài ở làng quê Ảnh minh họa

Từ rất bé em đã nghe bố em kể chuyện làng em và làng bên kết nghĩa với nhau. Ngày lễ, ngày tết các cụ hai làng chúc tụng nhau rất trịnh trọng, hai làng đối với nhau như “người một nhà”.

Có lần em nghe bố mẹ bảo, con trai con gái hai làng sẽ không được kết hôn với nhau. Năm học lớp 10 có một bạn học cùng lớp ở làng kết nghĩa thích em.

Em mang chuyện tâm sự với chị gái em. Chị em bảo: “Thích thì cứ thích, có ảnh hưởng gì đâu. Chị cũng nghe nói có quy định cấm thanh niên hai làng kết hôn. Quy định thì quy định thế thôi, chứ bây giờ hiện đại rồi. Chắc là phải khác...”.

Thời gian dài sau này em không thấy đôi nào của hai làng cưới nhau. Cũng không thấy xảy ra cãi cọ, cấm đoán, phản đối. Em nghĩ chắc chị em nói đúng...

Thế rồi một ngày đặc biệt của nhà em. Chị em đưa người yêu làm cùng cơ quan trên Hà Nội về ra mắt. Bố em mừng lắm. Chị em cũng xinh nhưng đã 26 tuổi rồi, lập gia đình là đúng thời điểm rồi.

Cơm nước xong, bố em và anh rể tương lai lên nói chuyện: “Cháu làm ở Hà Nội thì bác biết rồi, nhưng quê gốc cháu ở đâu?”. “Cháu ở làng bên. Làng kết nghĩa với làng mình!”- Anh rể tương lai hồn nhiên.

Nghe đến đây, mặt bố tôi đanh lại. Ông nói như quát: “Sao cháu không nói trước. Hai đứa chúng mày không biết hai làng đã có lời thể nguyền với nhau là thanh niên hai làng không cưới nhau sao!”.

Anh rể tương lai giải thích đủ các lý lẽ, chứng cứ. Chị gái em cũng chạy ra nói thêm. Nhưng bố em vẫn đanh một câu: “Cái làng này từ khi kết nghĩa, chưa ai dám bước qua lời nguyền cả”.

Không khí gia đình chùng xuống, khi bố tiến gần bàn thờ tổ tiên, thắp hương vái lạy. Có lẽ ông xin lỗi tổ tiên vì suýt nữa đã gây ra hoạ. Trước khi tiễn anh chị lên Hà Nội, bố em nói như van xin: “Bố không muốn tai họa đổ lên đầu nhà mình. Xin hai con hãy nghĩ lại. Bố tuyệt đối không muốn phạm vào lời nguyền”.

Một tuần sau, chị em gửi thư về. Bố bảo em đọc lên cho cả nhà nghe: “Thưa bố, mẹ! Chúng con đã yêu nhau quá sâu sắc. Hơn nữa anh ấy là người tốt. Con cũng đã về ra mắt nhà anh ấy rồi! Bố mẹ có thể báo cáo với các cụ cho con và anh ấy nên vợ nên chồng được không!”.

Đọc xong bố thở dài, bảo em gọi điện cho chị hỏi tên hai bác làng bên (bố mẹ anh rể tương lai) để bố sang thưa chuyện.

Sau đó bố em đi đến tối mịt mới về. Bữa cơm muộn ấy bố nói chuyện với mẹ.

“Tôi cũng cố giúp các con rồi nhưng không được. Hai bác bên ấy cũng đồng tình với tôi rằng, hai gia đình mình không thể làm cái việc tày đình là bước qua lời nguyền. Lời nguyền này ngày xưa các cụ đã báo cáo với thần linh rất ghê rồi... Thôi bà lựa lời nói với con, thà bây giờ chịu khổ còn hơn để sự việc trầm trọng! Quyết định thế bà nhé!”.

Nghe xong câu chuyện của bố và mẹ, em gọi điện ngay cho chị. Chị em khóc nức nở trong điện thoại: “Chị không ngờ sự việc lại nghiêm trọng thế...”.

Không còn cách nào khác, anh chị chia tay nhau. Chị em tiều tuỵ vì nguyên nhân chia tay như thế này. Anh rể tương lai cũng buồn bã, nói với em rằng: “Anh không đành lòng...”.

Em không biết các làng quê khác có như thế này không, và có bao nhiêu đôi trai gái đã phải ấm ức như chị em không. Em không biết, lời nguyền ấy có thật và linh nghiệm như bố em nói không.

Nhưng em muốn gửi tâm sự này lên Diễn đàn tuổi teen và hy vọng cơ quan nhà nước quan tâm tháo gỡ những lời nguyền không phù hợp, gây ảnh hưởng đến tình yêu hôn nhân như hiện nay.  

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.