Đó là nhận định của các đại biểu tại hội Logistics lĩnh vực giao thông vận tải khu vực ĐBSCL năm 2017 do Bộ GTVT tổ chức, diễn ra tại Đồng Tháp vào sáng 18/12.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, hiện tại, vùng ĐBSCL có 4 phương thức vận tải là đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, hàng không đã và đang đảm nhận vai trò tích cực cho sự phát triển chung của Vùng. Tuy nhiên, vấn đề liên kết vùng cũng chưa được quan tâm đúng mức, các trục giao thông chính nhằm gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ còn hạn chế là nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng.
Theo nghiên cứu, chi phí logistics ở Việt Nam là 20,9% GDP, trong đó chi phí cho vận tải chiếm 56%. Như vậy, việc đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải sẽ là nền tảng cơ bản để thúc đẩy phát triển logistics và gia tăng giá trị của các mặt hàng thế mạnh của vùng góp phần phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng và cả nước.
Bộ GTVT cho biết, hệ thống đường bộ cơ bản được phủ khắp, hình thành mạng lưới gắn kết với các vùng sản xuất, tiêu thụ hỗ trợ hoạt động vận tải hàng hóa trong chuỗi cung ứng logistics của vùng. Bên cạnh đó, một số điểm nghẽn về kết cấu hạ tầng tập trung vào hệ thống trục dọc tại khu vực các tỉnh duyên hải phía đông ĐBSCL như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh kết nối TPHCM cần được tháo gỡ. Hiện nay nhiều trục trên đường bộ nối đến cảng bị hạn chế tải trọng, chưa nâng cấp ảnh hưởng đến việc đưa hàng container giữa các cảng và khu công nghiệp. Đồng thời, tĩnh cầu cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động vận tải thủy nội địa.
Bên cạnh đó, sự không đồng bộ giữa quy mô bến cảng và luồng vào cảng là tồn tại lớn nhất đối với cảng biển DBSCL. Cụ thể, cao độ tự nhiên đáy luồng cửa Tiểu – sông Tiền, cửa Định An, Trần Đề - sông Hậu, cửa Bồ Đề - sông Cái Lớn và nhiều của sông khác chỉ cho phép tàu biển trọng tải 1.000 – 2.000 WT đầy tải và 3.000 – 5.000 WT với món lợi dụng triều cao ra vào. Việc chậm cải tạo, nâng cấp luồng sông là nguyên nhân chính hạn chế năng lực hoạt động cũng như sự phát triển của các cảng biển. Ngoài ra, do hạn chế về năng lực cảng biển nên gần 80% hàng hóa xuất nhập khẩu của vùng phải thông hệ thống cảng Đông Nam bộ.
Ông Phùng Ngọc Minh, phó tổng giám đốc Tổng Cty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, đặc thù ĐBSCL có hệ thống kênh rạch chằng chịt, trong khi đường bộ khó khăn vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải.
Ông Minh đề xuất, duy trì như thiết kênh Quan Chánh Bố sông Hậu để thông thương tàu 2 vạn tấn vào. Đồng thời, đầu tư tuyến kênh Mương Khai để rút ngắn qua sông Tiền, sông Hậu để tàu tải trọng 1500 – 2000 tấn qua lại dễ dàng. Ngoài ra, tăng cường hệ thống an toàn trên tuyến để đảm bảo ban đêm và hỗ trợ chính sách cho tàu quốc tế về cảng Cái Cui. Ông Trần Như Hùng, Chủ tịch HĐQT Cty CP logistics Thanh Phước đề xuất, thành lập tổ nghiên cứu hình thành tuyến vận chuyển container trên sông Vàm Cỏ Đông để có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời, cải tạo luồng sông để tàu lớn đi lại dễ dàng.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng, hệ thống GTVT vận chuyển đường bộ, thủy, sắt của vùng chưa tốt và kết hợp không chặt chẽ làm phát sinh chi phí cao. Vì thế, Bộ Trưởng GTVT cho rằng, trong thời gian tới Bộ tham mưu Quốc hội các cơ chế chính sát thực tiễn, thích ứng với hạ tầng. Đồng thời, xem xét từng trục đường, cảng để có sinh chi phí. Bên cạnh đó, phát huy vận tải đa phương thức, kết hợp đường thủy, đường bộ, kho bãi… để tăng tính cạnh tranh.