Loạt cựu cán bộ tỉnh Sơn La nhận án vì bồi thường 'thừa' 1,2 tỷ

Hai thẩm phán tham gia xét xử vụ án.
Hai thẩm phán tham gia xét xử vụ án.
TPO - Các cựu cán bộ kêu oan, khẳng định đã làm đúng cơ chế đặc thù với đất ngập dưới lòng hồ thủy điện Sơn La. Hội đồng xét xử từng kết luận vụ án có vi phạm nghiêm trọng tố tụng nhưng hiện tại, việc xét xử các bị cáo là đúng.

Bồi thường “thừa” 1,2 tỷ đồng

Ngày 30/7, TAND tỉnh Sơn La tuyên án sơ thẩm vụ “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng dự án thủy điện Sơn La.

Theo cáo trạng, Theo cáo trạng, năm 2005, công tác chi tiền bồi thường, hỗ trợ di dời cho các hộ dân theo hình thức đất đổi đất tại khu vực nhà máy thủy điện Sơn La đã hoàn thành. Tuy nhiên, khu tái định cư không thể bố trí đất canh tác tốt cho người dân như nơi họ phải chuyển đi nên Chính phủ cho phép bồi thường thêm phần chênh lệch giá trị đất giữa nơi đi và nơi đến. Năm 2014, UBND tỉnh Sơn La ra Công văn 617 chỉ đạo UBND huyện Mường La thống kê lại diện tích đất của từng hộ và đề xuất phương án bồi thường, hỗ trợ.

Loạt cựu cán bộ tỉnh Sơn La nhận án vì bồi thường 'thừa' 1,2 tỷ ảnh 1

Phiên tòa diễn ra từ 19/7 tới nay.

Lúc này, bị cáo Trương Tuấn Dũng là Phó Chủ tịch UBND huyện Mường La đã ban hành Kế hoạch số 41 triển khai chỉ đạo của tỉnh. Khi huyện Mường La thực hiện đo đạc, đã xuất hiện nhiều đơn thư vượt cấp đề nghị được bồi thường theo khung giá năm 2015 thay vì khung năm 2013, việc này gây mất an ninh trật tự.

Cơ quan điều tra tiến hành xác minh cho thấy, có sai phạm trong việc ban hành Kế hoạch 41 cũng như công tác đo đạc, lập bản đồ bồi thường cho các hộ dân gồm hộ Đèo Văn Ban dẫn tới việc bị cáo này được bồi thường sai gần 1,2 tỷ đồng.

Loạt bị cáo kêu oan

Ngày 5/6, TAND tỉnh Sơn La quyết định trả hồ sơ vụ án vì nhận thấy có vi phạm nghiêm trọng tố tụng, bỏ lọt tội phạm; việc giám định chưa phù hợp quy định của pháp luật… Ngay sau đó, các cơ quan điều tra, truy tố thuộc tỉnh vẫn giữ nguyên quan điểm dù không làm rõ nhiều vấn đề tòa án yêu cầu. Vụ án được xét xử lại từ ngày 19/7 tới nay.

Loạt cựu cán bộ tỉnh Sơn La nhận án vì bồi thường 'thừa' 1,2 tỷ ảnh 2

 Đèo Văn Ban - nông dân duy nhất trong 17 bị cáo.

Tại tòa, các bị cáo tiếp tục kêu oan, cho rằng tình hình năm 2014 rất cấp bách, người dân không được bồi thường thỏa đáng nên khiếu kiện, gây mất an ninh… nên việc ra kế hoạch 41 đã đảm bảo an sinh, trật tự xã hội. Các bị cáo khẳng định, truy tố họ vì kết hoạch 41 không đúng công văn 617 của tỉnh Sơn La là sai bởi công văn này yêu cầu dùng phương pháp đo với đất không bị ngập trong khi đất trong vụ việc nhiều phần đã ở dưới lòng hồ thủy điện. Chính phủ cũng ra văn bản cho phép khu vực này được hưởng cơ chế đặc thù…

Hầu hết các bị cáo cũng khẳng định bị điều tra viên bắt chép bản tự khai; bị yêu cầu không được thuê luật sư; bị kiểm sát viên thông báo vụ án đã được tỉnh chỉ đạo… Riêng Đèo Văn Ban khẳng định bản thân có rất nhiều đất nên xứng đáng được đền bù thêm nữa; việc này hàng xóm, già làng… có thể xác nhận nhưng cơ quan tố tụng không để họ làm nhân chứng.

Các luật sư tham gia bào chữa tại tòa cũng cho rằng, vụ án có nhiều vi phạm tố tụng; kế hoạch 41 được Sở Tư pháp tỉnh khẳng định không phải văn bản quy phạm pháp luật; không thể lấy văn bản trả lời của UBND tỉnh thay kết luận giám định…

Đáng chú ý, các luật sư khẳng định kế hoạch 41 được áp dụng với hơn 600 hộ dân. Báo cáo của tổ công tác 1404 thuộc UBND tỉnh Sơn La cũng xác nhận có hơn 600 hộ dân được bồi thường sai hàng chục tỷ đồng.

Vì vậy, việc xét xử hành vi bồi thường cho chỉ 1 hộ dân hơn 1,2 tỷ đồng như hiện nay đã không triệt để, đúng bản chất; có dấu hiệu bao che vi phạm. Ngoài ra, chính kết luận điều tra vụ án cũng thể hiện Đèo Văn Ban là hộ dân khiếu kiện bồi thường nhiều nhất và nay bị bắt nên có dấu hiệu không khách quan.

Loạt cựu cán bộ tỉnh Sơn La nhận án vì bồi thường 'thừa' 1,2 tỷ ảnh 3

Bị cáo Trương Tuấn Dũng.

Loạt cán bộ lĩnh án

Sau 9 ngày xét xử và nghị án TAND tỉnh Sơn La cho rằng Đèo Văn Ban trên thực tế không có đất nên truy tố của viện kiểm sát là đúng, không oan. Từ đó, HĐXX tuyên bố 13 bị cáo trong vụ đã phạm tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và phải nhận mức án tương ứng. Cụ thể, Trương Tuấn Dũng – nguyên Phó GĐ Sở Tài chính; Phan Tiến Diện - nguyên Phó GĐ Sở TN&MT Sơn La; Phan Đức Chính - nguyên Trưởng phòng TN&MT huyện Mường La cùng nhận mức án 6 năm 6 tháng tù.

Cùng tội danh, Phan Xuân Khoa - nguyên Phó ban quản lý dự án di dân huyện Mường La, Tòng Văn Thành - Bí thư xã Chiềng Hoa (Mường La) cùng mức 5 năm 6 tháng tù; Trần Mạnh Trì - nguyên Phó ban quản lý dự án di dân huyện Mường La nhận 5 năm tù; các bị cáo Ngô Xuân Vân và Lê Quang Duy – nguyên cán bộ Phòng TN&MT huyện Mường La; Nguyễn Văn Thanh - nguyên Phó phòng kỹ thuật, trung tâm Kỹ thuật TN&MT Sơn La (TTKT); Đèo Văn Ban cùng nhận mức 4 năm tù; Mai Văn Quang - nguyên Phó GĐ Văn phòng đăng ký đất đai Sơn La (VPĐKĐ) và Vũ Hồng Giang - nhân viên Cty đo đạc Bảo Bình cùng mức án 36 tháng tù treo; Bùi Văn Tân - nguyên cán bộ VPĐKĐ nhận 30 tháng tù.

Cùng vụ án, HĐXX tuyên phạt Triệu Ngọc Hoan – nguyên Giám đốc Sở TN&MT Sơn La, Sòi Ngọc Hùng – nguyên Giám đốc VPĐKĐ, Cà Văn Tỉnh - nguyên Chỉ huy quân sự xã Tạ Bú (Mường La) mỗi người nhận 36 tháng tù treo; Đỗ Tiến Đồng – nguyên Giám đốc TTKT nhận 36 tháng tù cùng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).