Loạn... danh xưng: Quy định nào cho các 'nhà' ?

Đâu là những tiêu chí quy định danh xưng “nhà” (trong lĩnh vực văn học nghệ thuật): nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình lý luận, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên…?

Loạn... danh xưng: Quy định nào cho các 'nhà' ?

> Tiếng nói của nhà văn trẻ
> Khi 'Trẫm' Bùi Giáng tặng thơ cho các 'Đại ca'

Đâu là những tiêu chí quy định danh xưng “nhà” (trong lĩnh vực văn học nghệ thuật): nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình lý luận, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên…?

Danh xưng của nghệ sĩ không chỉ phù hợp với tính chất nghề nghiệp mà hơn hết phải được người làm nghề lẫn công chúng thừa nhận. Ảnh: N.V .

Không phải vào hội đã được coi là “nhà”

 hông có quy định cứ vào hội là được gọi là nhà văn, nhà thơ 

Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội
Phạm Xuân Nguyên

Trên thực tế, không có bất kỳ văn bản nào quy định danh xưng nghề nghiệp. Thông thường, cơ quan mà cá nhân làm việc sẽ thừa nhận danh xưng nghề nghiệp cho họ. Chẳng hạn, nhà hát kịch thừa nhận danh xưng cho diễn viên, đạo diễn… Ngoài ra, các hội nghề nghiệp cũng có thể được coi là nơi cấp "giấy chứng nhận” cho danh xưng. Tuy nhiên, câu chuyện không đơn giản như vậy.

Các hội nghề nghiệp đều có những quy định trong việc kết nạp hội viên. Chẳng hạn, người viết văn cần có tác phẩm và phẩm chất nhà văn mới được xét là hội viên của hội nhà văn.

“Mặc dù cá nhân được kết nạp vào hội là đã được chứng nhận ở mức độ nhất định về trình độ nghề nghiệp. Nhưng không có quy định cứ vào hội là được gọi là nhà văn, nhà thơ”, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, thẳng thắn cho biết. “Chung quy lại vẫn phải dựa vào chất lượng sáng tác, công việc của cá nhân đó”, ông nói.

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn (Ủy viên BCH Hội Mỹ thuật Việt Nam, nguyên Vụ phó Vụ Văn hóa Văn nghệ - Ban Tuyên giáo T.Ư) ví dụ, cả nước có đến hàng trăm hội thơ, hội thơ cấp phường, TP, cho đến cấp T.Ư. “Vậy ai tham gia cũng đều xứng đáng được gọi là nhà thơ ?”, ông đặt câu hỏi. “Không chỉ vậy, có người tham gia đủ các hội, vậy hội nào anh ta chuyên nghiệp, hội nào là nghiệp dư ?”. Hiện tại, các hội văn học nghệ thuật cấp T.Ư tập trung chủ yếu các văn nghệ sĩ hoạt động chuyên nghiệp trên khắp cả nước, nhưng “giữa các hội hiện nay cũng cần phải có một đợt tổng kiểm kê phân định chất lượng nghề nghiệp của hội viên”, họa sĩ Lương Xuân Đoàn bày tỏ.

Giải pháp nào để quản lý ?

Bên cạnh những cá nhân hoạt động trong các đơn vị do nhà nước quản lý hay các hội nghề nghiệp, còn có đối tượng khác là các văn nghệ sĩ tự do.

Trước đây, nhà quản lý từng đưa ra giải pháp - mà một trong những mục đích để quản lý danh xưng trong lĩnh vực biểu diễn (trong đó có cả các nghệ sĩ tự do) - là cấp thẻ hành nghề. Có ý kiến cho rằng thẻ hành nghề nên được mở rộng tới các đối tượng văn nghệ sĩ ở những lĩnh vực khác để tránh tình trạng loạn danh xưng như hiện nay. Nhưng nhìn lại, thẻ hành nghề có phải là giải pháp đúng đắn? Bởi sau khi áp dụng trong lĩnh vực biểu diễn một thời gian, thẻ hành nghề không thay đổi được những bất cập trong quản lý và đã bị bãi bỏ.

Theo quan điểm cá nhân của ông Nguyễn Thành Nhân (Cục Nghệ thuật biểu diễn), không cần thiết phải có thẻ hành nghề. Ông cho rằng trong thời đại này, cá nhân có năng lực cần được khuyến khích hoạt động nghề nghiệp tự do. Trong khi, thẻ hành nghề chỉ gây ra những rắc rối không đáng có. Chẳng hạn người mẫu có năng khiếu tham gia đóng phim có thể trở thành diễn viên. Nhiều giọng ca chưa qua trường lớp đào tạo nhưng có tài năng được nhiều khán giả trẻ yêu thích. Ngoài ra, theo ông Nhân, thẻ hành nghề không thể giúp hạn chế các sai phạm trong lĩnh vực biểu diễn.

Nói đến hoạt động của các nghệ sĩ tự do, họa sĩ Lương Xuân Đoàn cho rằng cần có quy định về hành nghề tự do để thừa nhận tư cách của các nghệ sĩ, cho phép họ được công bố tác phẩm dù “nhà quản lý có thể hiểu hay không”. Quy định này không hạn chế sự tự do sáng tạo của nghệ sĩ, nhưng cần giống như chiếc gậy giám sát vô hình, ông nói thêm.

Tôi nghĩ sở dĩ loạn như vậy là do phía trên chưa nghiêm, do các cơ quan chủ quản lơ là về vấn đề này. Mặt khác, các phương tiện truyền thông cũng cần bình tĩnh, phân biệt “vàng thật, vàng giả” khi xưng tụng một cá nhân làm nghệ thuật nào đó. Vấn đề này nếu không được chấn chỉnh, có lẽ sẽ ảnh hưởng tiêu cực cho nhận thức của giới trẻ - bị lệch hướng trong cách nhìn nhận việc trở thành người nổi tiếng.

NSƯT Kim Xuân

Tôi có cảm giác như cuộc sống bây giờ chuộng hình thức quá, chứ không riêng lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Vậy nên quan trọng nhất là ý thức của người thưởng thức.

Ca sĩ Quang Linh

Ngày xưa, nghệ sĩ được báo chí tin yêu và tặng cho danh xưng nào đó xứng đáng với những cống hiến của họ, thì họ sẽ càng cố gắng làm sao để sống - đóng góp vì sự tin yêu đó, bây giờ thì không những được tung hô quá mức, mà họ còn tự xưng danh một cách vô tội vạ. Chung quy, nghệ sĩ nào cũng vậy, cùng với năng khiếu và ngoại hình (nếu có), nếu không được đào tạo bài bản chuyên nghiệp thì dần dần sẽ bị sàng lọc, dẫu danh xưng có loạn trong thời điểm nào đó, nhưng vài năm sau thì nó cũng tự biến mất khỏi trí nhớ của công chúng thôi.

Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện
- Phó chủ tịch Hội Âm nhạc TP.HCM

Theo Thanh Niên

Theo Đăng lại