Loài lợn xấu và hiếm nhất hành tinh

Lợn bướu Bawean được xem là loài lợn xấu nhất. Ảnh: BBC.
Lợn bướu Bawean được xem là loài lợn xấu nhất. Ảnh: BBC.
Số lượng lợn bướu trên đảo Bawean, Indonesia, chỉ còn chưa đầy 250 con, khiến chúng lọt vào danh sách những động vật đang gặp nguy hiểm.

Theo International Business Times, lợn bướu (Sus blouchi) sinh sống duy nhất trên hòn đảo Bawean rộng 192 km2 thuộc vùng biển Java. Đặc điểm nổi bật của con đực là ba cặp bướu lớn ở mỗi bên mặt và những nhúm lông lớn màu vàng nhạt mọc ra quanh đầu. Con cái khó phân biệt hơn nhưng có một dải lông màu vàng chạy dọc phần bụng.

Trước đây, thông tin duy nhất về hành vi và số lượng lợn bướu Bawean dựa trên các chứng cứ vụn vặt. Trong nghiên cứu công bố hôm qua trên tạp chí PLOS One, các nhà khoa học tiến hành ước tính chi tiết số lượng loài này bằng cách sử dụng camera giấu ở 100 địa điểm trong thời gian hơn 3 tháng, tương ứng với 16.500 giờ. Qua đó, nhóm nghiên cứu ở Đại học Khoa học Ứng dụng VHL ở Hà Lan có thể đánh giá số lượng, hành vi và môi trường sống của lợn bướu Bawean.

Phát hiện cho thấy lợn bướu Bawean có mật độ cá thể rất thấp so với các loài lợn khác ở Đông Nam Á, tổng cộng chưa đến 250 con. Những con lợn chủ yếu hoạt động về đêm và thường kiếm ăn trong những cánh rừng và bìa rừng nơi có con người sinh sống. Điều này khiến chúng dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với người dân địa phương.

"Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cung cấp nền tảng để tiến hành đánh giá và đưa S. blouchi vào Sách Đỏ. Dữ liệu mới cho phép xác định số lượng cá thể trưởng thành, kích thước quần thể, xu hướng sinh sản, phạm vi và khu vực sinh sống của loài vật", nhóm nghiên cứu cho biết.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.