> Việt Nam 'săn ngầm' ở Biển Đông thế nào? (kỳ II)
Lãnh đạo Trung tâm TDTT huyện Đan Phượng cũng khẳng định sân vận động của huyện này cao nhất cũng chỉ có từ 1.000 đến 1.500 người đến xem và cổ vũ trong khi tại đây có tới 7.600 ghế ngồi.
Điều đáng nói hơn là mặc dù hàng loạt quận huyện xây dựng Trung tâm TDTT quy mô lớn nhưng đến nay thành phố vẫn chưa có quy định cụ thể và phù hợp nhằm khai thác và vận hành hiệu quả các công trình thể thao, các Trung tâm TDTT cấp huyện. Việc chậm ban hành các quy định quan trọng này cũng tiếp tục đẩy các Trung tâm TDTT vào tình trạng khó khăn, hoạt động cầm chừng, gây lãng phí tài sản của nhà nước.
Từ chỗ cơ sở vật chất của ngành thể thao tại tuyến huyện nghèo nàn nay được đầu tư khang trang, hiện đại phần nào cũng là điều đáng mừng. Nhưng cái mừng đi liền với nỗi lo và điều quan trọng là làm sao phải tổ chức được hoạt động, phải mang lại hiệu quả thật sự cho xã hội chứ không phải là xây dựng hoành tráng xong rồi để đấy, xa lạ với số đông người dân, nhất là khi điều kiện kinh tế xã hội của nhiều huyện ngoại thành Hà Nội còn khó khăn, nhiều nhu cầu về an sinh xã hội thiết yếu của người dân vẫn chưa được đáp ứng tốt như học tập, khám chữa bệnh.
Ngay cả khi mở ra dịch vụ, bản thân lãnh đạo Trung tâm TDTT Đan Phượng cũng cho rằng chưa phù hợp trong điều kiện người dân nông thôn thu nhập còn thấp, vẫn còn bộn bề lo toan miếng cơm manh áo. “Thay vì đầu tư cho cấp huyện, tôi cho rằng cần đầu tư cho tuyến xã để người dân dễ tham gia” - lãnh đạo Trung tâm TDTT Đan Phượng kiến nghị.
“Hai lần Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị về làm việc với Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao Hà Nội và điều mà đồng chí Bí thư Thành ủy lo nhất là hàng ngàn tỷ đồng xây xong rồi đắp chiếu để đấy!”-ông Nguyễn Đình Lân nói.