>Các ngân hàng đang gặp những khó khăn gì?
>Khởi nghiệp thế nào trong khủng hoảng?
Đến hết quý I năm nay, khó khăn về đầu ra của doanh nghiệp đang là vấn đề hết sức nan giải trong khi xuất khẩu giảm sút, sức mua giảm, lượng hàng tồn kho lớn. Số doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, theo thống kê lên tới 52.600 doanh nghiệp, là con số lớn nhất từ trước đến nay.
“Điểm nổi bật từ nay đến cuối năm, là sự đình trệ của sản xuất trở nên khá nghiêm trọng. Các doanh nghiệp không nhập khẩu nữa. Mấy tháng đầu năm chỉ nhập khẩu tổng cộng 7,9 tỷ đô la nên với tình hình sản xuất đình đốn như hiện nay trong vài tháng tới sẽ không có nguyên vật liệu để sản xuất. Cần phải có những biện pháp kịp thời để cứu chữa”- ông Doanh nói.
Theo ông Doanh, có nhiều biện pháp để cứu. Ngắn hạn thì có thể xem xét việc mua lại nợ của doanh nghiệp như Chính phủ đang làm với thủy sản Bianfishco. Ngoài ra, cũng nên có tiêu chí rõ ràng về việc doanh nghiệp nào thì được mua lại nợ, doanh nghiệp nào được ưu tiên hoãn, giãn nợ. Có như vậy mới thúc đẩy sản xuất được. Còn về lâu dài, cần có phương án hỗ trợ doanh nghiệp tái cấu trúc.
Kinh tế Trung Quốc giảm sút nhiều nên chúng ta cũng cần đe phòng việc Trung Quốc đẩy mạnh hàng sang chiếm lĩnh thị trường trong nước. Khi đó khó khăn về tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp sẽ tăng lên gấp bội. Bài học thực tế từ các nước như Tây Ban Nha, Hy Lạp cho thấy lạm phát, thất nghiệp cao cũng một phần do bị mất hết thị trường sản phẩm công nghiệp nhẹ như dệt may, da giày… vào tay doanh nghiệp Trung Quốc. Nước Mỹ trước có 2 triệu người làm trong các ngành này giờ chỉ còn vài nghìn người. Điều này đồng nghĩa mất một lượng công ăn việc làm rất lớn. Từ bài học này cần có biện pháp bảo vệ doanh nghiệp và thị trường trong nước.
“Hiện sức mua giảm sút rõ rệt cho thấy dấu hiệu thiểu phát. Tôi nghĩ đây là khó khăn chính mà các phương án Chính phủ đề ra chưa đề cập một cách đầy đủ. Đời sống người dân khó khăn, người lao động không có thu nhập do bị nợ lương, doanh nghiệp thi công xong không được chủ đầu tư thanh toán dẫn tới nợ dây chuyền, nên tôi khẩn thiết lưu ý Quốc hội về tình hình đời sống và xã hội của người lao động hiện nay. Ngoài ra, cần xem lại vai trò của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có đúng là những “quả đấm thép”, là công cụ điều tiết, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô hay không”- TS Doanh kiến nghị.