Livestream trào lưu thử thách ăn uống, chàng trai 30 tuổi đột tử khi đang ghi hình

SVVN - Chỉ vì livestream với nội dung ăn một bát thịt kho tàu thật lớn, chàng thanh niên 30 tuổi đã đột tử ngay khi đang quay hình. 

Những năm gần đây, với sự phát triển của trào lưu video ngắn trên mạng, thì loại hình livestream “ thử thách ăn uống” cũng ngày càng trở nên hot trên cộng đồng mạng. Để thu hút sự chú ý và tăng số lượng người hâm mộ, các youtuber hoặc livestreamer ra sức tạo ra những đoạn clip ngắn về thử thách ăn uống đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, phía sau những đoạn clip này, liệu người tham gia thử thách có thật sự hoàn thành thử thách không? Hay họ đã sử dụng kỹ xảo, tiểu xảo để gia tăng phần hấp dẫn cho sản phẩm của mình? Trong khi câu hỏi này vẫn đang được bỏ ngỏ, thì một sự cố đáng tiếc đã xảy ra khi một chàng trai 30 tuổi đã ra đi vĩnh viễn trước giờ livestream thử thách ăn uống của mình. Nguyên nhân được cho là chính vì thử thách mà người này tham gia.

Livestream trào lưu thử thách ăn uống, chàng trai 30 tuổi đột tử khi đang ghi hình ảnh 7 Để thu hút sự chú ý và tăng số lượng người hâm mộ, các youtuber hoặc livestreamer ra sức tạo ra những đoạn clip ngắn về thử thách ăn uống đáng kinh ngạc
Livestream trào lưu thử thách ăn uống, chàng trai 30 tuổi đột tử khi đang ghi hình ảnh 8 Phía sau những đoạn clip này, liệu người tham gia thử thách có thật sự hoàn thành thử thách không? Hay họ đã sử dụng kỹ xảo, tiểu xảo để gia tăng phần hấp dẫn cho sản phẩm của mình? 

Được biết, chàng trai này là anh Vương (Wang), 30 tuổi, người Thẩm Dương,   Trung Quốc. Dựa trên lịch sử phát sóng, có thể thấy  các loại thực phẩm như móng giò, thịt kho tàu, gà nướng hay vịt quay thường xuất hiện trong những video của anh này.   

Hơn nửa năm trong sự nghiệp "livestream ăn uống", mặc dù anh đã thu hút được rất nhiều người hâm mộ và nhận nhiều giải thưởng, nhưng cân nặng của anh cũng tăng từ 100kg lên 140kg. Điều đáng tiếc hơn nữa là hậu quả của việc ăn uống điên cuồng không chỉ là tăng cân.

Vài ngày trước, trước khi chuẩn bị cho buổi phát sóng trực tiếp, anh Vương đột nhiên cảm thấy toàn thân tê liệt, chóng mặt và các triệu chứng khác. Anh được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện nhưng sau 7 ngày nỗ lực cứu chữa, các bác sĩ đã không thể cứu được anh. 

Theo lời kể của vợ anh, vào lúc 20h ngày 23/6, anh Vương dự định sẽ tiến hành livestream với nội dung ăn một bát thịt kho tàu thật lớn. 

“Trước khi phát sóng trực tiếp, anh ấy bỗng cảm thấy đau mắt và tê ở cánh tay. Anh ấy cảm thấy có gì đó không ổn và yêu cầu tôi gọi 120. Nhà chúng tôi cách bệnh viện hơn 10 phút. Đội 120 đến đúng giờ, nhưng sau khi tới đến bệnh viện, vấn đề của anh ấy ngày càng nghiêm trọng. Anh ấy không nhìn thấy gì  nữa, còn xuất hiện tình trạng hôn mê, thần trí bất ổn …”.

"Sau khi chụp CT não, các mạch máu và những xét nghiệm khác, người ta thấy rằng anh ấy bị xuất huyết não, và tình trạng của anh ấy rất nguy kịch. Sau một tuần chữa trị, các bác sĩ đã không thể cứu sống anh ấy. Huyết áp và lipid máu của anh ấy rất cao. Mặc dù anh ấy có uống thuốc, nhưng quả thực lượng thức ăn khi livestream quá nhiều. Mặc dù có kiếm được tiền nhưng giờ người đã không còn nữa …”.

Vợ của anh Vương cho biết, trong những năm gần đây, việc kinh doanh của chồng không tốt lắm và phải chịu áp lực rất lớn. Nửa năm trước, anh Vương quyết định chuyển sang quay livestream thử thách ăn uống vì bản thân anh cũng rất thích ăn thịt và sức ăn cũng rất khá.

Kể từ đó, móng giò, thịt kho tàu, gà nướng và vịt quay đã trở thành món ăn hằng ngày của anh Vương. Để thu hút sự chú ý và trở nên nổi tiếng, anh Vương tăng dần lượng thức ăn trong các đoạn livestream, trung bình cứ hai lần quay một lần. 

Video ăn giả xuất hiện, làm dấy lên sự ghê tởm từ cư dân mạng  

Bắt đầu từ những video của các blogger chuyên ăn uống tại Hàn Quốc được lưu truyền trên mạng vào năm 2014, cơn sốt "livestream thử thách ăn uống" nhanh chóng lan rộng ra các nền tảng xã hội.

Từ xu hướng thức ăn tinh tế ban đầu, nó dần dần phát triển thành trào lưu thử thách ăn uống phản cảm hơn, chẳng hạn như ăn bạch tuộc sống, uống nước lẩu cay, ăn cả chậu mỳ lớn trong vài phút hoặc ăn liền một lúc 50 miếng… Tất cả những đoạn clip này đều chạm vào thần kinh của khán giả và thu hút sự chú ý của nhiều cư dân mạng.

"Dân dĩ thực vi thiên" – ăn uống là một trong những hoạt động mang lại cảm giác vui vẻ hạnh phúc nhất của đời người. Tuy nhiên, một số video thử thách ăn uống của các blogger đang khiến cư dân mạng nghẹt thở.  

Kể từ đầu năm 2016, chỉ số tìm kiếm "thử thách ăn uống" của Yahoo đã tăng từ 500 lên 8.000 hiện tại, khiến mọi người không thể không đặt ra câu hỏi: Nhìn người khác ăn có gì hay? 
Livestream trào lưu thử thách ăn uống, chàng trai 30 tuổi đột tử khi đang ghi hình ảnh 9 Kể từ đầu năm 2016, chỉ số tìm kiếm "thử thách ăn uống" của Yahoo đã tăng từ 500 lên 8.000 hiện tại, khiến mọi người không thể không đặt ra câu hỏi: Nhìn người khác ăn có gì hay? 

Và một chủ đề lại trở nên hot trên mạng: Những người thích xem livestream thử thách ăn uống thường có tâm lý như thế nào? Và câu trả lời từ cư dân mạng thật muôn hình vạn trạng: “Khi giảm cân có thể nhìn người ta ăn, như vậy cũng sẽ tự no. Tưởng tượng ra cảnh họ nôn sau khi ăn, không biết chừng mình cũng sẽ không còn muốn ăn nữa"; “Quá trình giảm cân thường phải tiết chế ăn uống, nhưng trong một thời gian dài, cảm giác thèm ăn sẽ bùng phát, những lúc này sẽ dễ mất kiểm soát. Chỉ cần cảm giác thèm ăn bùng lên, chỉ việc mở xem livestream, ngay lập tức bạn sẽ được khắc chế…”; “ Ăn thì có thể béo lên nhưng xem người ta ăn thì sẽ không béo"; “Tôi xem livestream chủ yếu là chọn những gì tôi muốn ăn để xem, muốn ăn mà không ăn được nên đành phải xem người khác ăn để thỏa mãn bản thân";  “Tôi thì cảm thấy xem những cái này khiến mình dễ ăn hơn, bởi vậy gần đây tôi tăng 5kg” …

Có thể nói, ăn ngon là một kiểu hưởng thụ cuộc sống. Không nên coi đó là một hình thức thu hút sự chú ý của người khác, thậm chí bất chấp tình trạng sức khỏe mà phải trả giá đắt

Theo Sohu
MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm