Lính Ukraine mò mẫm với vũ khí hiện đại

0:00 / 0:00
0:00
TP - Từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) viện trợ cho Ukraine vũ khí ngày càng hiện đại, gần đây nhất là hệ thống phóng rốc-két đồng loạt. Tuy nhiên, huấn luyện cho binh lính cách sử dụng những hệ thống này là một trở ngại ngày càng lớn.

Trung sĩ Dmytro Pysanka và các đồng đội trước đây chỉ biết cách sử dụng súng chống tăng kiểu cũ, được ngụy trang trong bụi rậm ở miền nam Ukraine. Nhìn vào kính ngắm trước súng, Pysanka phải tính toán với những con số và đường nét, để có thể xác định cách tấn công chính xác mục tiêu của đối phương. Tuy nhiên, sai sót xảy ra thường xuyên trong bối cảnh chiến trường hỗn loạn.

Hơn 1 tháng trước, các chỉ huy đơn vị pháo binh nhận được thiết bị vượt trội hơn hẳn: Công cụ laser để hỗ trợ lấy nét. Tuy nhiên, không ai biết dùng thiết bị này. “Việc đó giống như đưa cho chúng tôi một chiếc iPhone 13 nhưng chỉ để gọi điện thoại”, Pysanka nói.

Lính Ukraine mò mẫm với vũ khí hiện đại ảnh 1

Binh lính Ukraine trên chiến trường Ảnh: NYT

Thiết bị được gọi là JIM LR giống như ống nhòm công nghệ cao nằm trong gói viện trợ của Mỹ. Nó có vẻ là lựa chọn thay thế lý tưởng để hỗ trợ sử dụng tốt hơn súng chống tăng có từ năm 1985, giúp nhìn mục tiêu cả trong đêm tối, xác định khoảng cách và tọa độ của mục tiêu. Một số binh lính đã học được cách sử dụng thiết bị, nhưng sau đó được điều chuyển đến nơi khác, khiến đơn vị phải mày mò lại trong đống tài liệu. “Tôi đã cố học cách sử dụng nó bằng cách nghiên cứu sách hướng dẫn bằng tiếng Anh và tận dụng công cụ Google Dịch”, Pysanka kể.

Những vũ khí hiện đại nhất của Ukraine đang được dồn vào vùng Donbass trong nỗ lực ngăn quân Nga tiến vào từ hướng đông, bắc và nam. Thành phố Sievierodonetsk hiện là chiến trường trọng điểm, nơi mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết hai bên đang giao tranh dữ dội trên các con phố. Cuối tuần qua, Ukraine khẳng định đã giành lại một số địa bàn ở vùng đô thị trọng điểm. Nhưng đến đầu tuần này, Ukraine lại bị dồn ép vì Hải quân Nga tăng cường tấn công bằng tên lửa.

Trung sĩ Andriy Mykyta cho biết, trong nhiều trường hợp, binh lính Ukraine phải tự học cách sử dụng một số loại vũ khí nhờ xem trên mạng. “Nhưng có nhiều loại vũ khí bạn không thể học bằng bản năng: tên lửa đất đối không, pháo và một số thiết bị khác”, anh nói.

Lãnh đạo Ukraine liên tục kêu gọi phương Tây tài trợ thêm vũ khí hiện đại, với hy vọng giành được chiến thắng nhờ các loại tên lửa chống tăng, lựu pháo và rốc-két đời mới được vệ tinh dẫn đường. Tuy nhiên, quân Ukraine phải biết cách sử dụng những vũ khí đó. Nếu không được huấn luyện đúng cách, vấn đề giống như đơn vị của Pysanka đang gặp phải có thể xảy ra ở quy mô lớn hơn. Các nhà phân tích nói rằng tình trạng này có thể lặp lại phương pháp sai lầm của Mỹ khi cung cấp cho Hải quân Afghanistan những công cụ mà họ không thể bảo dưỡng khi thiếu hỗ trợ hậu cần nghiêm trọng.

“Người Ukraine cực kỳ muốn tận dụng công cụ của phương Tây, nhưng chắc chắc họ cần huấn luyện đúng mức. Với một số vấn đề thì đơn giản là không thể vội”, Michael Kofman, giám đốc nghiên cứu về Nga tại Viện CNA ở Arlington (Mỹ), nói với New York Times.

Các cố vấn Mỹ đã rút về

Mỹ và nhiều trung tâm quốc tế của NATO đã huấn luyện chuyên sâu cho Hải quân Ukraine trong nhiều năm trước khi xảy ra xung đột, nhưng không phải với những vũ khí hiện đại mà phương Tây đang cung cấp. Từ năm 2015 đến đầu năm nay, các sĩ quan Hải quân Mỹ cho biết đã huấn luyện cho hơn 27.000 binh lính Ukraine tại trung tâm huấn luyện Yavoriv gần Lviv. Hơn 150 cố vấn của Mỹ có mặt ở Ukraine khi Nga mở chiến dịch quân sự vào cuối tháng 2, nhưng sau đó đã rút về.

Mỹ gần đây thông báo sẽ cung cấp hệ thống pháo HIMARS hiện đại cho Ukraine. Nhưng để tránh đối đầu trực tiếp với Nga, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden từ chối đưa cố vấn hải quân trở lại Ukraine để huấn luyện binh lính Ukraine cách sử dụng các loại vũ khí mới, mà thay vào đó chỉ huấn luyện ở ngoài lãnh thổ nước này. Điều đó gây áp lực lớn lên những đơn vị vận hành trực tiếp, như đơn vị của trung sĩ Andriy Mykyta, một thành viên của lực lượng biên phòng Ukraine. Mykyta trước đây được các cố vấn NATO huấn luyện vũ khí chống tăng NLAW của Anh. Giờ đây, Mykyta phải chạy khắp các chiến trường để huấn luyện cho đồng đội cách sử dụng.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.