Liệu có phiên bản khác của bạn, bởi dường như đã có bằng chứng về một vũ trụ song song?

HHT - Giả thiết về một vũ trụ song song dường như đã có bằng chứng hỗ trợ - đó là nơi mà thời gian sẽ trôi ngược lại?

Sự việc này nghe cứ như được lấy từ trong một cuốn sách hay bộ phim khoa học viễn tưởng vậy. Nhưng thực tế, một đội ngũ các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đã tiến sát tới phát hiện bằng chứng về một vũ trụ song song. Đó là nơi mà thời gian trôi ngược lại, hẳn là con người ở trên đó sẽ ngày càng trẻ ra?

Liệu có phiên bản khác của bạn, bởi dường như đã có bằng chứng về một vũ trụ song song? ảnh 1

NASA có bằng chứng về một vũ trụ song song?

Theo trang New Scientist thì đây là khám phá của nhóm nghiên cứu sử dụng Ăng-ten xung Nam Cực (ANITA). Nhóm này được NASA tài trợ 35 triệu đôla để tìm và nghiên cứu “những phần tử ma quái đầy trong vũ trụ”. Và giờ thì đội ngũ này đã tìm ra những phần tử có thể xuất phát từ một nơi hoàn toàn, hoàn toàn khác biệt.

Để nghiên cứu, các chuyên gia dùng một khí cầu mang ăng-ten bay cao phía trên Nam Cực để “quét”, tìm những phần tử năng lượng cao rơi từ vũ trụ xuống. Sau hai lần thám hiểm trong hai năm thì họ chỉ thu được chút tiếng động chứ không có gì khác.

Liệu có phiên bản khác của bạn, bởi dường như đã có bằng chứng về một vũ trụ song song? ảnh 2

Khinh khí cầu đưa ăng-ten bay lên cao. Ảnh: Alamy.

Nhưng trong lần thử thứ ba, các nhà khoa học xem xét lại dữ liệu từ hai lần trước thì thấy rằng, những âm thanh ngẫu nhiên mà họ thu được không phải là những tín hiệu từ vũ trụ, mà từ Trái Đất vọng lên. Điều này có nghĩa là, có những phần tử thực ra đang đi ngược thời gian, và đó có thể được coi là bằng chứng về một vũ trụ song song, nơi thời gian trôi ngược lại.

Peter Gorham, nhà điều tra chính của ANITA đã giải thích rằng, bằng chứng này cho thấy, Vụ Nổ Lớn (Big Bang) đã tạo ra vũ trụ của chúng ta và một vũ trụ song song nữa.

Liệu có phiên bản khác của bạn, bởi dường như đã có bằng chứng về một vũ trụ song song? ảnh 3

Vụ Nổ Lớn đã tạo ra một vũ trụ nào đó khác?

Ngay khi thông tin này được đăng tải thì rất nhiều người bình luận với nhiều trạng thái cảm xúc, như: “Vậy là họ cũng phải trải qua một năm 2020 như chúng ta sao?”, “Các bạn đang bảo rằng có một Rihanna nữa phải không?”, “Trong khi tôi đang vất vả trên Trái Đất thì có thể một "tôi" khác đang sung sướng ở vũ trụ khác đấy nhỉ!”…

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học khác lại cho rằng, ý tưởng về vũ trụ song song nghe “rất hấp dẫn”, nhưng những “bằng chứng” nói trên có lẽ cho thấy rằng có những định luật vật lý mới chứ không phải là cả một vũ trụ mới.

Liệu có phiên bản khác của bạn, bởi dường như đã có bằng chứng về một vũ trụ song song? ảnh 4
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?