Lí do thế giới phải khiếp sợ tên lửa Scud của Liên-xô

Tên lửa Scud từng được Liên-xô chế tạo với mục đích mang theo vũ khí hạt nhân trong Chiến tranh lạnh. Hơn 60 năm qua, “bộ gen” của Scud vẫn được tìm thấy trong nhiều loại tên lửa đạn đạo trên thế giới, đặc biệt là những tên lửa từ Iran và Triều Tiên.
Lí do thế giới phải khiếp sợ tên lửa Scud của Liên-xô ảnh 1

Có thể nói, Scud là một sản phẩm tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng được Liên-xô chế tạo từ công nghệ tên lửa Đức. Liên-xô đã cố gắng tìm hiểu tên lửa V-2 của phát-xít Đức trong 10 năm và cho ra đời mẫu tên lửa đạn đạo có tên gọi R-11M, diễu hành tại quảng trường Đỏ năm 1957.

Lí do thế giới phải khiếp sợ tên lửa Scud của Liên-xô ảnh 2

R-11M khi đó được phóng từ hệ thống xe chở lưu động và không khác nhiều so với tên lửa Pukguksong-2 của Triều Tiên hiện nay. R-11M mang theo được cả đầu đạn thông thường lẫn hạt nhân với tầm bắn từ 150km đến 250km. Sau này, R-11M được NATO để ý và đặt cho tên mã định danh là Scud-A.

Lí do thế giới phải khiếp sợ tên lửa Scud của Liên-xô ảnh 3

Scud-A xếp vào dạng tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn. Thời điểm đó, nó có độ chính xác cực thấp, có khi lệch mục tiêu đến 3km. 

Lí do thế giới phải khiếp sợ tên lửa Scud của Liên-xô ảnh 4

Mặc dù có tầm bắn ngắn nhưng Liên-xô vẫn trang bị cho nó đầu đạn hạt nhân có sức công phá từ 20 đến 100 kiloton. 

Lí do thế giới phải khiếp sợ tên lửa Scud của Liên-xô ảnh 5

Thiết kế cơ bản của Scud được cải tiến một vài lần trong Chiến tranh lạnh, trong đó, R-17 hay còn gọi là Scud-B ra đời năm 1965. Scud-B được chuyển lên chở bởi xe bánh xích 8x8 và có tầm bắn xa hơn cùng mức độ sai số giảm xuống còn khoảng 1km nhờ hệ thống định vị quán tính mới.

Lí do thế giới phải khiếp sợ tên lửa Scud của Liên-xô ảnh 6

Chuyên gia quân sự Stven Zaloga dự đoán số lượng các tên lửa Scud được sản xuất lên tới 10.000 đơn vị, trong đó từ 5.000 đến 6.000 quả vẫn còn tồn lại sau năm 1997. Chỉ có khoảng 800 tên lửa được phóng bởi quân đội Nga và lực lượng này đến nay cũng đã loại nó khỏi biên chế.

Lí do thế giới phải khiếp sợ tên lửa Scud của Liên-xô ảnh 7

Tuy nhiên, sự kết thúc của Chiến tranh lạnh không có nghĩa là dấu chấm hết cho Scud. Tên lửa này vẫn xuất hiện rất nhiều trong chiến tranh Iran – Iraq. 

Lí do thế giới phải khiếp sợ tên lửa Scud của Liên-xô ảnh 8

Thời điểm đó, Iraq không thể tấn công được những thành phố đông dân cư của Iran do nằm ngoài tầm bắn của Scud, do đó nước này đã quyết định cải tiến nó để cho ra đời lại tên lửa mới có tên nội địa là al Hussein, tầm bắn lên tới 600km. Trong cuộc chiến tranh này, Iraq phóng tổng cộng 516 tên lửa Scud-B và Al Hussein vào lãnh thổ Iran.

Lí do thế giới phải khiếp sợ tên lửa Scud của Liên-xô ảnh 9

Trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, 93 tên lửa Al Hussein tiếp tục được Iraq phóng vào các mục tiêu của Israel và Ả-Rập Saudi.

Lí do thế giới phải khiếp sợ tên lửa Scud của Liên-xô ảnh 10

Iran cũng là nước phát triển rất nhiều loại tên lửa dựa theo Scud, có thể kể đến như Shahab-3 với vài trăm tên lửa và 20 đến 80 bệ phóng đã được sản xuất. Sau này, Shahab-3 tiếp tục được cải tiến và kết quả là tên lửa Ghadr-1 với tầm bắn 1.600km xuất hiện. 

Lí do thế giới phải khiếp sợ tên lửa Scud của Liên-xô ảnh 11

Những tiến bộ của Iran trong tên lửa nhiên liệu rắn gần đây đã khiến nước này ngừng phát triển những vũ khí dựa theo Scud, tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, Scud chính là nền tảng cho chương trình tên lửa của nước này.

Lí do thế giới phải khiếp sợ tên lửa Scud của Liên-xô ảnh 12

Một nhà phát triển và sử dụng thường xuyên các biến thể của Scud còn phải kể đến Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã nhận được 2 tên lửa Scud-B từ Ai Cập vào năm 1976 và 1981. Đến năm 1986, cơ quan phát triển tên lửa Triều Tiên cho ra đời được một phiên bản nhái của Scud-B có tên Hwasong-5 với tầm bắn lớn hơn 10% và trọng tải tăng 15%. 

Lí do thế giới phải khiếp sợ tên lửa Scud của Liên-xô ảnh 13

Yêu cầu tên lửa phải tấn công được các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản đã ép các nhà khoa học của nước này phải tiếp tục làm việc và cho ra đời Nodong với tầm bắn 1.500km, đủ đế vươn tới Okinawa. 

Lí do thế giới phải khiếp sợ tên lửa Scud của Liên-xô ảnh 14

Nodong là loại tên lửa thiếu chính xác với sai số lên tới gần 2km nhưng công nghệ của nó nhiều khả năng đã được bán sang Iran để phát triển Shahab-3.

Lí do thế giới phải khiếp sợ tên lửa Scud của Liên-xô ảnh 15

Nodong còn được sử dụng để phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung Taepodong-1, trong khi động cơ của Nodong và Scud được Triều Tiên sử dụng để phóng tàu không gian Unha-3.

Lí do thế giới phải khiếp sợ tên lửa Scud của Liên-xô ảnh 16

Nhiều tên lửa Scud hoặc các biến thể của nó vẫn đang được sử dụng trong nội chiến Yemen với mục tiêu bao gồm cả thủ đô Riyadh của Ả-Rập Saudi hay thánh đường Mecca.

Lí do thế giới phải khiếp sợ tên lửa Scud của Liên-xô ảnh 17

Mặc dù Scud chưa từng tấn công bất kì một mục tiêu nào trong thời Chiến tranh lạnh, tuy nhiên, rõ ràng, loại tên lửa này lại đang trở thành một mối đe dọa quân sự thời kì sau đó.

Lí do thế giới phải khiếp sợ tên lửa Scud của Liên-xô ảnh 18

Scud đã được cải tiến đến mức đủ gây khó khăn cho các hệ thống phòng không, đồng thời lại đang nằm trong tay những lực lượng khó kiểm soát. Có thể nói, dây chuyển sản xuất Scud nguyên bản không còn nữa, nhưng những di sản nó để lại vẫn sẽ là một mối đe dọa thêm nhiều thập kỉ nữa.

Theo Theo An ninh thủ đô
MỚI - NÓNG