Lễ tưởng niệm 716 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại Yên Tử

TPO - Theo đại diện Ban trị sự GHPGVN, cuộc đời cao đẹp của Phật hoàng Trần Nhân Tông là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ mai sau về những đóng góp to lớn cho dân tộc và Phật giáo Việt Nam. 
Lễ tưởng niệm 716 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại Yên Tử ảnh 1

Ngày 1/11 (nhằm ngày 1/11 Giáp Thìn), tại Cung Trúc Lâm, Di tích Quốc gia đặc biệt Yên Tử (TP Uông Bí tỉnh Quảng Ninh), Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tổ chức Đại lễ tưởng niệm 716 năm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn (1308-2024).

Lễ tưởng niệm 716 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại Yên Tử ảnh 2Lễ tưởng niệm 716 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại Yên Tử ảnh 3Lễ tưởng niệm 716 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại Yên Tử ảnh 4

Về chủ trì và tham dự Đại lễ có Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh (HĐCM), Chủ tịch Hội đồng Trị sự (HĐTS) Trung ương GHPGVN; Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Ủy viên Thường trực HĐCM, Phó Chủ tịch thường trực HĐTS; Đại diện các Ban thuộc GHPGVN trung ương và Ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh.

Lễ tưởng niệm 716 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại Yên Tử ảnh 5

Ngoài ra, hàng nghìn phật tử, tín đồ tôn giáo cùng người dân đều đổ về Yên Tử trong ngày lễ tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn.

Lễ tưởng niệm 716 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại Yên Tử ảnh 6

Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Thanh Quyết thay mặt Ban tổ chức cung tuyên tiểu sử Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông, khái lược lại cuộc đời và đạo nghiệp của vị hoàng đế anh minh, vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng dân tộc, nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng lớn, nhà tu hành giác ngộ sáng lập Phật giáo Trúc Lâm và được tôn xưng là Vua Phật Việt Nam.

Lễ tưởng niệm 716 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại Yên Tử ảnh 7

Cuộc đời cao đẹp của Phật hoàng Trần Nhân Tông là tấm gương sáng cho thế hệ mai sau về những đóng góp to lớn cho dân tộc và Phật giáo Việt Nam.

Lễ tưởng niệm 716 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại Yên Tử ảnh 8

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn thay mặt GHPGVN dâng văn tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông. "Dù thời gian có đi qua 716 năm, không gian có biến dịch, song công đức, đạo nghiệp của Tổ sư vẫn còn sống mãi trong trang sử vàng son của dân tộc, của Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp Hộ quốc an dân, đoàn kết hòa hợp dân tộc, phát huy đạo pháp trong thời đại ngày nay và mãi mãi về sau...", trích lời văn tưởng niệm

Lễ tưởng niệm 716 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại Yên Tử ảnh 9Lễ tưởng niệm 716 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại Yên Tử ảnh 10
Ghi nhận của báo Tiền Phong, buổi lễ tưởng niệm đón nhận được sự tham gia của nhiều các bạn trẻ đến từ nhiều nơi như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh...
Lễ tưởng niệm 716 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại Yên Tử ảnh 11
Nguyễn Dương đến từ Hà Nội, cho biết may mắn khi có 2 ngày tham gia các hoạt động trải nghiệm khóa tu vào đúng dịp GHPGVN tổ chức lễ tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn.
Lễ tưởng niệm 716 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại Yên Tử ảnh 12
"Chúng em, thế hệ trẻ, con cháu tiên rồng rất cảm kích trước công lao của Phật hoàng Trần Nhân Tông trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm, gìn giữ đất nước. Giá trị của Ngài để lại là kho tàng lớn để thế hệ trẻ chúng em tìm hiểu và học tập noi theo", Nguyễn Dương chia sẻ.
Lễ tưởng niệm 716 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại Yên Tử ảnh 13

Lịch sử nước ta ghi nhận Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị hoàng đế anh minh, lãnh tụ thiên tài, anh hùng dân tộc. Ngài là nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng lớn, đồng thời là nhà tu hành giác ngộ đã để lại hệ thống tư tưởng đặc sắc về Phật giáo. Người sáng lập nền Phật giáo Trúc Lâm và dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, được các thế hệ nhân dân ta tôn xưng là Vua Phật Việt Nam.

Lễ tưởng niệm 716 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại Yên Tử ảnh 14

Ngài nhập diệt vào ngày 1/11 Mậu Thân (1308), tại am Ngọa Vân - Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh), trụ thế 51 năm. Xá-lợi của ngài tôn thờ ở Lăng Quý Đức phủ Long Hưng (Thái Bình) và chùa Vân Yên - Yên Tử (Quảng Ninh), lấy hiệu là Huệ Quang kim tháp. Ngài được hậu thế dâng thánh hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Phật Tổ.

Lễ tưởng niệm 716 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại Yên Tử ảnh 15

Ngoài giá trị về tư tưởng, văn hóa, Phật hoàng Trần Nhân Tông để lại kho tàng lớn là các ngồi chùa nơi Ngài đi qua. Hiện tại các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương đệ trình lên UNESCO công nhận Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản thế giới.

Tin liên quan