Lễ hội Bạch Đằng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định xếp hạng quốc gia đối với 2 di tích lịch sử và quyết định đưa lễ hội truyền thống Bạch Đằng - thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh vào danh mục Di sản phi vật thể quốc gia.

Theo đó, hai di tích lịch sử cấp Quốc gia vừa được Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch công nhận là Đình Hưng Học (phường Nam Hòa) và di tích Hồ Mạch (phường Yên Hải), thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Đây là các di tích còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị về lịch sử phát triển của vùng đất Quảng Yên.

Bên cạnh đó, lễ hội Bạch Đằng của thị xã Quảng Yên cũng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Lễ hội Bạch Đằng (còn được gọi là ngày giỗ trận Bạch Đằng) được tổ chức vào ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm nhằm tri ân công lao, tưởng nhớ các vị anh hùng trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược với những chiến thắng vang dội trên dòng Bạch Đằng giang lịch sử. Không gian lễ hội diễn ra tại quần thể khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng với các điểm chính là đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, đình Yên Giang...

Lễ hội Bạch Đằng

Mọi hoạt động của lễ hội đều gắn liền với Bạch Đằng giang, con sông huyền thoại đã ba lần chứng kiến những trận đại chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Theo các thư tịch cổ, sông Bạch Đằng có hệ thống núi non hiểm trở, có nhiều hang động và rừng rậm, đặc biệt thuận lợi cho việc bố trí phòng thủ. Nơi đây đã đi vào lịch sử với 3 lần làm nên những chiến thắng vĩ đại trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Hội Bạch Đằng tập trung tái hiện trận chiến qua các trò diễn dân gian, các trò chơi như bơi thuyền chải, vật truyền thống, kéo co, cờ người, đánh đu, chọi gà,... Giữa mênh mông sóng nước, những người dân chài hăng say bơi mái chèo, tiếng hò reo cổ vũ vang động cả dòng sông. Những ngày này, mọi hoạt động đều dường như lắng lại, chỉ còn sự thành kính thiêng liêng, vang vọng lại không khí sử thi hào hùng của chiến thắng năm xưa.

Lễ hội được tổ chức nhằm tri ân những cống hiến, hy sinh của các bậc tiền nhân, tiếp tục khẳng định ý nghĩa và giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Bạch Đằng trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước; góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.