TPO - Trao đổi với PV Tiền Phong, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, dự thảo Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ tạo nền tảng, góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp, làm nền tảng quan trọng cho thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Vấn đề còn lại lúc này chính là làm sao để đưa vào triển khai sớm để Việt Nam không lỡ hẹn mục tiêu “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
TPO - Vào thời điểm năm 1990, Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới, khi đó ông Vũ Khoan đang giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông đã tiên phong báo cáo với Bộ Chính trị, Chính phủ về việc cần phải gia nhập ASEAN, bình thường hoá quan hệ với Mỹ và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.
TP - Từ vụ việc Tổng cục Thuế ban hành quyết định xử phạt hành chính về thuế với Cty Coca Cola Việt Nam lên tới hơn 821 tỷ đồng, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cơ quan chức năng cần tiếp tục mạnh tay, truy tìm doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có dấu hiệu trốn thuế, chuyển giá.
TPO - Đấy là ví von của TS Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính) về nợ công hiện nay. Theo ông Cường, có thời điểm ngân sách phải đi vay để chi thường xuyên.
TP - Hôm qua, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam thất thu ngân sách đáng kể bởi tình trạng xuất lậu khoáng sản, coi nhẹ chế biến, gian lận kê khai thuế, phí liên quan khai khoáng… Vì vậy, nên sớm thực thi Sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác.
TP - Các chuyên gia đều đồng tình việc Việt Nam đang đàm phán và sắp tới sẽ tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do có thể mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế, đặc biệt là trong hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào thương mại với Trung Quốc.
TP - Gần 10 năm trước, Quốc hội quyết định tách ngành đường sắt: Hạ tầng riêng với vận tải để có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, đến nay, mọi thứ vẫn là một khối bùng nhùng, tạo điều kiện cho tiêu cực len lỏi.
Bỏ qua cảnh báo của nhiều chuyên gia kinh tế, trong thời gian dài, hàng loạt dự án thép vẫn được các địa phương cấp phép ồ ạt. Hệ lụy tồn kho thép ngày một tăng, trong khi nhiều doanh nghiệp (DN) thép đang thua lỗ, thậm chí “chết lâm sàng”.