Lấy ý kiến sớm hoàn thiện dự thảo Luật An ninh mạng

TP - Bộ Công an đang lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo Luật An ninh mạng để trình Chính phủ và Quốc hội. Theo tờ trình dự án, hằng năm, hệ thống mạng thông tin nước ta phải chịu hàng nghìn cuộc tấn công, gây thiệt hại nghiêm trọng tới an ninh quốc gia, làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng và là tiền đề để thực hiện các hành vi xâm nhập, thu thập thông tin, tài liệu trái pháp luật.

Trong khi đó, khủng bố mạng nổi lên như một thách thức toàn cầu. Không gian mạng đã trở thành môi trường cho các tổ chức khủng bố quốc tế hoạt động tuyên truyền, tuyển lựa, huấn luyện và chỉ đạo hoạt động… Vì vậy, việc xây dựng Luật An ninh mạng sẽ góp phần đảm bảo an ninh mạng, bảo vệ quyền, lợi ích, an ninh cho quốc gia, cá nhân…

Dự luật An ninh mạng gồm 6 chương, 64 điều, quy định về nguyên tắc, biện pháp, nội dung công tác an ninh mạng, hoạt động bảo đảm triển khai công tác an ninh mạng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng không gian mạng và bảo vệ an ninh mạng của nước ta.          

Dự thảo cũng giải thích một số khái niệm mới như “chiến tranh mạng” là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước khi lực lượng quân sự nước ngoài sử dụng không gian mạng cùng với hoạt động vũ trang nhằm gây chiến tranh xâm lược.

“Tác chiến trên không gian mạng” là hoạt động chủ động đấu tranh có tổ chức trên không gian mạng nằm trong thế trận an ninh nhân dân và nền quốc phòng toàn dân nhằm bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia. “Gián điệp mạng” là bất kỳ hành vi nào nhằm bí mật thu thập hoặc tìm cách thu thập thông tin trên không gian mạng vì lợi ích của thực thể nhà nước hoặc phi nhà nước…

Nhằm bảo vệ an ninh mạng, Điều 38 dự luật quy định: “Xây dựng thao trường mạng dựa trên đề xuất của Bộ Công an tạo môi trường thử nghiệm an ninh mạng đủ mạnh để mô hình hóa quy mô và độ phức tạp của các cuộc tấn công mạng thời gian thực và những phương thức phòng thủ trong môi trường và hệ thống mạng thế giới thực”.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.