Các bạn còn nhớ “Nhóm Primrose Hill” (nhóm những nhân vật nổi tiếng sống trong khu phố này ở London bao gồm: Jude Law và Sadie Frost, Noel Gallagher và Meg Mathews, Liam Gallagher và Patsy Kensit…) - những người được đông đảo giới trẻ châu Âu ngưỡng mộ, xinh đẹp, giầu có và rất thân nhau. Thế nhưng đến nay không đôi nào trong số đó còn sống bên nhau.
Người ta vừa công bố kết quả những nghiên cứu chứng minh: sự tan vỡ các mối quan hệ và các trường hợp ly dị trong nhóm ban bè thân thiết có đặc tính “lây nhiễm” cưc cao – một khi xảy ra trường hợp một cặp chia tay, những đôi còn lại thường đi theo “vết xe đổ” này.
Các nhà khoa học đã đặt tên cho hiện tượng này là divorce clustering (ly hôn bầy đàn). Thực tế khảo sát cho thấy: sự tan vỡ hôn nhân của những người bạn thân gia tăng 75% nguy cơ của bạn trong nhóm. Nguy cơ này giảm 33% - trường hợp xảy ra ly hôn bạn của bạn thân (cấp độ xa cách thứ hai) và nguy cơ hoàn toàn biến mất – trường hợp xảy ra ở cấp độ xa cách thứ ba. Hơn thế, sự bền vững hôn nhân của bạn ảnh hướng tích cực không chỉ đến mối quan hệ hôn nhân của những người bạn thân, mà cả hôn nhân của anh chị em và đồng nghiệp. Càng nhiều các trường hợp ly hôn trong những người thân và quen biết, càng biết nhiều đối tượng ly dị - nguy cơ chính bản thân bạn trở thành đối tượng cùng loại càng cao.
Các chuyên gia xã hội học và tâm lý học thuộc ba trường Đại học Bắc Mỹ (GS Rose McDermott – Đại học Brown, GS James Fowler – Đại học California và GS Nicholas Christakis – Đại học Harvard) thực hiện trên cơ sở phân tích số liệu thống kê trong các nhóm những người thân nhau. Các thông tin có nguồn gốc từ giai đoạn 32 tuổi. Mục đích là phát hiện tác động của ly dị trong các nhóm cùng tuổi với nguy cơ tan vỡ những cặp khác và ý giải quá trình, mà các nhà khoa học gọi là “sự lây nhiễm mang tính xã hội”.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng những số liệu của Framingham Heart Study, những nghiên cứu lâu năm tiến hành với dân cư một thành phố nhỏ không xxa Boston, bang Massachusetts. Những nghiên cứu được bắt đầu triển khai năm 1948 với mục đích phục vụ nỗ lực nhận biết nguy cơ xuất hiện các bệnh tim, thế nhưng sau đó thực tế cho thấy, con số khổng lồ những số liệu thống kê thu thập được qua nhiều thế hệ có thể trở thành món quà vô giá dành cho các nhà khoa học chuyên nghiên cứu các vấn đề xã hội.
Bởi lẽ các số liệu thống kê “theo sát” cả những cá nhân chuyển đổi chỗ ở, thế nên kết quả cho thấy: bạn thân hay thành viên gia đình ly dị là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ly hôn không phụ thuộc vào thực tế nhân vật sống ngay dãy phố bên cạnh hoặc ở địa phương cách xa hàng trăm kilômét.
Bản thân con số con cái đến thời điểm trước “chiến tranh lạnh” không hề ảnh hưởng đến khả năng cha mẹ của chúng ly dị, tuy nhiên sau thời điểm đó mỗi đứa con tiếp theo sẽ phát huy tác dụng giảm thiểu tác động tiêu cực của ly dị trong người thân với nguy cơ tan vỡ gia đình.
Theo các tác giả công trình nghiên cứu, lý do “lây nhiễm” ly dị có thể là thực tế: cùng với sự gia tăng số lượng các cặp tan vỡ quanh ta, hoàn toàn vô thức – chúng ta ngày càng cho rằng ly dị là hiện tượng hoàn toàn “bình thường”. Thực tế cũng cho thấy: những cá thể đã ly hôn thường có “mạng xã hội” cực rộng và phần lớn sau đó thường cặp đôi với đối tượng cùng cảnh ngộ. Tin xấu dành cho những người đã ly hôn: sau sự chia tay với đối tác, họ thường bị mất 10% số bạn thân và trở thành “mối đe dọa” đối với không ít bạn bè, người thân.
Tại Mỹ một nửa số cặp hôn nhân đi đến kết cục ly hôn trong vòng 15 năm sau ngày cưới, và mỗi năm trung bình cứ 1 ngàn cặp có 36 cặp ly hôn. Tại Vương quốc Anh chỉ số này là 11,5 trường hợp trên 1 ngàn cặp. Con số thấp các trường hợp ly dị tại Anh có được chủ yếu nhờ khoản đầu tư lớn của chính phủ để duy trì hoạt động của mạng lưới các trung tâm tư vấn gia đình và hiện tượng gia tăng các trường hợp ly thân – tức không ít cặp sống riêng rẽ, song không ly hôn vì lý do tài chính hoặc vì tương lai con cái.
Các tác giả công trình nghiên cứu cũng rút ra kết luận quan trọng: cần nghiên cứu một cách chính xác những hậu quả lâu dài của tình trạng hôn nhân tan vỡ và coi ly hôn như bệnh lây nhiễm, mà thuốc chữa trị duy nhất là việc tự ý thức về mối đe dọa và sự cần thiết đối thoại cởi mở giữa những đối tác về sự tan vỡ hôn nhân của bạn bè họ. “Cần nhìn nhận ly hôn như hiện tượng xã hội, mà hậu quả tiêu cực của nó phán tán xa hơn những đối tượng bị tác động trực tiếp”. Các tác giả nhấn mạnh: bạn bè cần giúp đỡ nhau trong những vấn đề hôn nhân – không chỉ vì lòng vị tha và tình bạn, mà còn vì quyền lợi của chính mình.
BOX: Chuyện riêng gia đình Al Gore, cựu phó tổng thống Mỹ, tác giả Giải thưởng Nobel về hoà bình là thí dụ “lây nhiễm virus ly hôn” điển hình làm xôn xao dư luận phương Tây năm 2010. Tháng sáu Gore thông báo, sau 40 năm hôn nhân được coi là lý tưởng, ông đã ly thân với vợ, bà Tipper. Chỉ vài ngày sau đó con gái lớn của Gore – Karenna cũng tuyên bố, cô đã quyết định ly dị , sau 13 năm chung sống. Con gái thứ hai của ngài Gore – Kristin đã ly hôn năm 2009. Trong ảnh: Al và Tipper ngày còn thắm thiết, năm 2000.
Hòa Dương
Tri Thức Trẻ