Lấy chồng ngoại và những lời ru buồn…

Lấy chồng ngoại và những lời ru buồn…
TP - Vì muốn nhanh chóng đổi đời nên nhiều cô gái đã bán rẻ tình yêu của mình để tìm chồng ở trời Tây.Thậm chí, không ít cô đã chấp nhận làm vợ hờ, làm đám cưới giả, để theo “chồng” nhập quốc tịch ngoại quốc.  Từ đây có rất nhiều bi kịch…

Mỹ N ở xóm chợ, phường X, TP Vũng Tàu muốn xuất ngoại làm giàu nên chấp nhận làm vợ giả của Đặng Vĩnh A- Việt kiều quê gốc Cần Thơ, quốc tịch Na Uy.

Mỹ N có người cậu (em ruột mẹ) hiện ở Na Uy, muốn đưa cháu gái của mình sang bên đó,song theo luật pháp Na Uy, người Na Uy chỉ được đưa thân nhân của mình là bố, mẹ, vợ, con đi cùng.

Vậy là người cậu nhờ Đặng Vĩnh A (người giúp việc cho gia đình) về Việt Nam làm đám cưới giả với cháu gái. Theo hợp đồng, A sẽ được hưởng 20.000 USD “thù lao”, ngoài chi phí máy bay, ăn ở. Sau khi đưa “vợ” sang Na Uy sẽ tiến hành thủ tục ly hôn.

Từ xứ lạnh, A bay về Việt Nam gặp Mỹ N và họ thống nhất “chỉ làm đám cưới giả,là vợ chồng giả”. Thoạt đầu Mỹ N cũng không chấp nhận kiểu làm vợ hờ như thế, song cứ nghĩ viễn cảnh bên trời tây và bao thứ vật chất óng ánh vây quanh, thế nên cô gật đầu.

Chưa đầy hai tuần họ làm lễ đính hôn ở nhà thờ. Ngày cưới mặt cô dâu hơn hớn hãnh diện ra vẻ khoe với dân làng là tới đây sẽ tạm biệt cái xóm chợ nhỏ bé mình sẽ đến một nơi huy hoàng. Đám cưới họ mời cả xóm, trẻ con tha hồ khuân bia, nước ngọt về nhà. Vì là đám cưới giả, nên đêm tân hôn, họ nằm ngược đầu nhau…

Sau ngày cưới, Đặng Vĩnh A quay về Na Uy theo đúng hợp đồng đã ký với ông chủ, còn Mỹ N ở Việt Nam mòn mỏi chờ đợi “chồng” làm xong thủ tục nhập cảnh sẽ về rước. Hơn năm sau, “chồng Mỹ N về rước đi Na Uy, và ở phương trời mới chưa đầy một tháng, họ làm thủ tục ly hôn. Vậy là chấm dứt hợp đồng.

Bên Tây khổ hơn bên ta, vỡ mộng làm giàu

Ngày ở Việt Nam, Tuyết không bao giờ đụng tay, mó chân bất kể công việc gì, bởi đã có mẹ lo hết. Suốt ngày, cô chỉ sơn móng tay, trang điểm, mốt thời thượng. Thế rồi, Tuyết đi tây làm vợ một người Hàn chính hiệu.

Ngày cưới, Tuyết lộng lẫy kiêu sa bao nhiêu, thì chưa đầy một năm sau đó Tuyết tàn tạ bấy nhiêu. Gặp Tuyết, cô kể trong nước mắt : “Tôi làm việc quần quật suốt ngày, công việc chủ yếu là giặt giũ, lau nhà. Có công việc ngược đời là đánh răng cho chó, cho mèo đi ị, tôi vẫn phải làm.

Khổ đến đâu tôi cũng chịu đựng được, song ngôn ngữ bất đồng nhiều khi vợ chồng không hiểu nhau, cuộc sống, đồng hồ sinh học bị đảo lộn do không quen khí hậu, nhất là cách sống “hiện đại” của họ.

Đã thế lại bị chồng làm nhục, ngoại tình với người con gái khác trước mặt vợ. Nói tóm lại bên tây khổ hơn bên ta anh ạ. Biết thế em không lấy chồng tây” – Thế mộng làm giàu của của em thế nào? Ối giời, mộng mơ gì, vỡ mộng rồi.

“Cóc chết 3 năm quay đầu về núi”

“Chẳng ở đâu bằng ở ta. Tuy nghèo nhưng tình cảm. Bên đó họ sống chỉ vì tiền coi người bằng nửa con mắt. Không ưng ý là nó đánh mình như con ở” - Sao chị không ở bên đó nữa? Còn con thì sao? - “Cóc chết 3 năm quay đầu về núi. Mình thấy ân hận vì đã chôn vùi tuổi xuân suốt 3 năm ở xứ Đài. Bây giờ mình đã là người tự do, mình sẽ làm lại từ đầu”.

L kể: Cô từ Cần Thơ lên Vũng Tàu sinh sống. Những ngày đầu ở thành phố đất chật người đông của khó này. Cô phải đi xẻ cá bò từ 3 giờ sáng đến 9 giờ đêm màchỉ được 40.000 đồng, cộng tiền lương cả tháng, trừ chi phí điện nước thì chẳng còn bao nhiêu. Ước mơ kiếm được nhiều tiền để phụ giúp ba mẹ cùng 4 em nhỏ ở quê càng cháy bỏng.

Thế rồi, L quen Jo Cheeng Hos một thanh niên người Đài Bắc, là thuyền viên khai thác đánh bắt ốc biển ở Việt Nam. Trong một lần, L đem nước ngọt,đồ khô đi bán dạo (dân đi bán dạo gọi là đổi tàu tức là mang hàng xuống đổi lấy tiền ở dưới tàu cho người nước ngoài).

Biết được ý định của L, Jo Cheeng Hos vẽ ra viễn cảnh bên xứ Đài: “Em về bên ấy làm vợ anh, chỉ ở nhà đếm tiền và nuôi con”. Bùi tai, L đồng ý theo Jo Cheeng Hos về Đài Bắc.

Trước khi đi, họ tổ chức đám cưới linh đình và chàng con rể không quên để lại cho ông bà nhạc một số tiền và hứa: “Sang bên đó ổn định con sẽ gửi thêm về”.

Nhưng ở đời mấy ai học được chữ ngờ. Chàng trai hào hoa xứ Đài ấy, gia đình nghèo xơ xác, bố mẹ già yếu không người trông nom.Bản thân anh ta không có tiền cưới vợ nên phải đi làm thuê cho tàu đánh bắt ốc biển.

Được L chấp nhận làm vợ, anh ta mừng hơn vớ được vàng, vì đã có người chăm sóc bố mẹ (trước đây anh ta thuê người Đài thì không đủ tiền).

Khi L biết rõ ý đồ của chồng, và không chịu được hai ông bà già chồng khó tính (như bắt L cho chó uống sữa, lau dọn nhà cầu, nhiều lần bị bà chủ cầm giỏ đập vào đầu chỉ vì không đưa kịp giỏ cho bà để bà đi chợ) rồi cảnh phải chờ chồng mòn mỏi suốt tháng này đến năm khác, đã thế lại còn bị nói là ăn bám…, L xin bố mẹ chồng trở về Việt Nam, nhưng bố mẹ chồng không đồng ý còn cho là bỏ trốn. Vậy là L bị đánh đập, coi như con ở trong nhà…

Mãi đến khi L nhờ luật pháp can thiệp, cô mới được trở về Việt Nam và làm đơn ly hôn.

Thực tế những năm qua, có nhiều cô gái lấy chồng ngoại quốc (trong số đó có nhiều cô gái đã tìm thấy hạnh phúc khi họ có tình yêu thực sự). Họ lấy chồng ngoại vì nhiều điều kiện hoàn cảnh khác nhau, song rất nhiều cô muốn thực hiện ý định làm giàu do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn.

Khi vỡ mộng làm giàu họ trở về quê với hai bàn tay trắng và bài học lớn rằng: Mang tình yêu, hôn nhân ra đùa giỡn hoặc ngã giá, hậu quả sẽ rất khó lường.

Hoàng Ninh
(6KE-1652- Phòng chính trị Vũng Tàu)

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.