Lắp ráp Veloz Cross, bước đi mới thúc đẩy nội địa hóa của Toyota Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
TP - Chuyển từ nhập khẩu nguyên chiếc sang lắp ráp Veloz Cross và Avanza Premio, không chỉ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng mà còn mang lại lợi ích cho các nhà cung cấp trong nước, qua đó thúc đẩy nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.
Lắp ráp Veloz Cross, bước đi mới thúc đẩy nội địa hóa của Toyota Việt Nam ảnh 1

Toyota không ngừng nỗ lực gia tăng tỷ lệ nội địa hóa

Toyota Việt Nam là nhà sản xuất không ngừng đưa ra các sáng kiến, nhằm gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, giải quyết bài toán về linh kiện và từng bước đưa doanh nghiệp Việt trở thành nhà cung cấp. Cụ thể, từ năm 2018, Toyota Việt Nam đã thành lập riêng một bộ phận chuyên trách, hỗ trợ các nhà cung cấp, ưu tiên các doanh nghiệp Việt Nam. Một đội ngũ chuyên gia, được cử đến làm việc với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước, để phát triển sản xuất linh kiện, qua đó giúp họ nâng cao hiệu suất làm việc, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm.

Toyota Việt Nam cũng đặt mục tiêu dài hạn là không ngừng tăng thêm số lượng nhà cung cấp, cũng như tăng thêm linh kiện nội địa hóa. Vì vậy, sẽ tiếp tục hỗ trợ nhà cung cấp, tăng cường quản lý chất lượng, hướng tới mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa, đóng góp cho ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp ô tô Việt Nam.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, Toyota Việt Nam cam kết sẽ tăng thêm những mẫu xe sản xuất lắp ráp trong nước. Tại triển lãm ôtô Việt Nam 2022 vừa diễn ra, Toyota Việt Nam chính thức công bố việc chuyển từ nhập khẩu sang lắp ráp bộ đôi Veloz Cross và Avanza Premio.

Việc chuyển đổi từ nhập khẩu sang sản xuất, lắp ráp trong nước, giúp Toyota Việt Nam chủ động hơn trong việc cải thiện nguồn cung, đáp ứng nhu cầu thị trường. Không những thế, có thêm xe lắp ráp trong nước, nhà máy Toyota Việt Nam tăng thêm 7 nhà cung cấp lên con số 58 nhà cung cấp linh phụ kiện, số lượng nhà cung cấp thuần Việt cũng tăng gấp đôi từ 6 lên 12.

Lắp ráp Veloz Cross, bước đi mới thúc đẩy nội địa hóa của Toyota Việt Nam ảnh 2
Từ tháng 12/2022, Veloz Cross và Avanza Premio được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam

Tổng số linh kiện nội địa hóa đạt 740 sản phẩm, con số tăng thêm là 16. Vì thế, việc chuyển sang lắp ráp bộ đôi Veloz Cross, Avanza Premio không chỉ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng mà còn mang lại lợi ích cho các nhà cung cấp trong nước và thúc đẩy nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tạo cơ hội cho các nhà cung cấp trong nước trở thành đối tác của thương hiệu sản xuất ô tô toàn cầu.

Bên cạnh thúc đẩy nội địa hóa, Toyota Việt Nam còn đóng góp không nhỏ cho sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Tháng 6/2022, Toyota Việt Nam và Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã tiếp tục ký kết Biên bản ghi nhớ “Dự án Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô” giai đoạn 2022 - 2023.

Đây là năm thứ ba Toyota Việt Nam và Cục Công nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, kể từ lần ký kết đầu tiên vào năm 2020. Đặc biệt, năm nay, Toyota Việt Nam triển khai hoạt động hỗ trợ tới 4 doanh nghiệp ngoài hệ thống Toyota.

Theo các chuyên gia kinh tế, ngành công nghiệp ô tô phát triển sẽ tạo ra sự lan tỏa và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế quốc gia. Thực hiện thành công nội địa hóa giúp cho ngành công nghiệp ô tô vươn lên làm chủ công nghệ, gia tăng hàm lượng sản xuất trong nước và tăng năng lực cạnh tranh. Từ đó, tạo điều kiện để giảm giá thành sản phẩm.

Trong khi đó, đại diện của Toyota Việt Nam cho rằng, ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước đang gặp phải một số thách thức như: kinh nghiệm quản trị, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp hỗ trợ chưa cao và dung lượng thị trường ô tô còn nhỏ. Chúng tôi mong muốn rằng Chính phủ sẽ có các chính sách dài hạn, nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của thị trường ô tô, có chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.