Lãnh đạo Bà Rịa-Vũng Tàu nói gì về việc cấm người dân đi xe máy đến công ty?

0:00 / 0:00
0:00
Việc cấm người lao động đi xe máy đến công ty đã gặp phải phản ứng không đồng tình của người dân và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
Việc cấm người lao động đi xe máy đến công ty đã gặp phải phản ứng không đồng tình của người dân và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
TPO - Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phải kiên quyết thực hiện việc không cho người lao động đi xe máy đến nơi làm, để đảm bảo được yếu tố an toàn cho người lao động, đặc biệt là để duy trì sản xuất.

Bị phản ứng

Tại cuộc họp chiều 19/7, ông Nguyễn Công Vinh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết ngày đầu tiên tỉnh thực hiện giãn cách xã hội, nhiều địa phương đã có văn bản cấm người đi xe máy, đi bộ đến nơi làm việc. Việc này đã gặp phải phản ứng không đồng tình của người lao động và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Công Vinh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phải kiên quyết thực hiện việc không cho người lao động đi xe máy đến nơi làm, để đảm bảo được yếu tố an toàn cho người lao động, đặc biệt là để duy trì sản xuất.

“Các doanh nghiệp đủ điều kiện áp dụng “3 tại chỗ” và “3 cùng” hoặc đưa đón công nhân bằng ô tô thì cho phép hoạt động. Những doanh nghiệp không đủ điều kiện các yếu tố trên thì phải tạm dừng sản xuất theo quy định. Doanh nghiệp phải đồng hành, chia sẻ cùng địa phương vì chỉ cần 1 trường hợp xảy ra tại nơi làm việc thì thiệt hại rất lớn” - ông Nguyễn Công Vinh nói.

Theo thống kê, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hiện có 65 doanh nghiệp với hơn 6.000 người lao động đang thực hiện “3 tại chỗ” và “3 cùng” trong thời gian giãn cách xã hội.

Đi mua thực phẩm phải đăng ký

Tối 19/7, UBND TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng ban hành văn bản hướng dẫn lưu thông trên địa bàn trong thời gian áp dụng việc giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Theo đó, về việc di chuyển của công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, cảng biển và nhà máy, xí nghiệp , doanh nghiệp phải bố trí 3 tại chỗ cho người lao động để phục vụ hoạt động (ăn, ở, sản xuất tại chỗ) để phòng chống lây lan dịch bệnh và thuận lợi trong việc kiểm soát, truy vết, khống chế khi xuất hiện yếu tố dịch tễ.

Trường hợp không thể tổ chức 3 tại chỗ, TP.Vũng Tàu yêu cầu tổ chức xe ô tô đưa đón cán bộ, công nhân viên, người lao động đi và về; không sử dụng phương tiện xe 2 bánh và đi bộ đi làm.

Lãnh đạo Bà Rịa-Vũng Tàu nói gì về việc cấm người dân đi xe máy đến công ty? ảnh 1

Thanh niên TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đi mua thực phẩm cho người dân trong vùng phong tỏa.

Các trường hợp khác được sử dụng phương tiện cá nhân là người làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, xăng, dầu, điện, nước, nhiên liệu…); ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm trong trường hợp thật sự cần thiết…), chứng khoán, bưu chính viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ…

Ngoài ra còn có người lao động làm việc trong các đơn vị dịch vụ công ích như cấp điện, cây xanh, chiếu sáng, vệ sinh môi trường, giao thông, cấp nước, thoát nước…; người thi công, sửa chữa các khu cách ly tập trung các công trình phòng chống dịch trên địa bàn; người làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang; nhân viên giao hàng (shipper).

Đối với người dân đi ra ngoài để mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác, khi có nhu cầu đăng ký với tổ COVID-19 cộng đồng của khu phố, tổ dân phố để được phát phiếu đi mua hàng.

Khi lưu thông đi lại trên đường phải đảm bảo các quy định phòng, chống dịch và có giấy xác nhận đi lại do yêu cầu công việc được đơn vị sử dụng lao động cung cấp theo mẫu của TP.Vũng Tàu. Đối với người làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang có thể sử dụng thẻ công chức, viên chức để thay thế giấy xác nhận và phải cam kết với Thủ trưởng đơn vị chỉ di chuyển từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại và thực hiện các quy định phòng, chống dịch.

MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".