'Lãng phí lớn khi cán bộ phải học quá nhiều chứng chỉ để được quy hoạch, bổ nhiệm'

0:00 / 0:00
0:00
ĐBQH Hoàng Văn Cường - Hà Nội
ĐBQH Hoàng Văn Cường - Hà Nội
TPO - ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, việc công chức, viên chức phải đi học các loại chứng chỉ nhằm đủ điều kiện bổ nhiệm cán bộ là một sự lãng phí.

"Không trả trụ sở gây lãng phí rất lớn"

Thảo luận về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phi tại Quốc hội, sáng 26/7, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nhất trí cao khi Chính phủ đề xuất triệt để tiết kiệm, cắt giảm khởi công, khánh thành, cắt giảm đi nước ngoài.

Tuy vậy, ông Cường cũng tỏ ra băn khoăn khi có nhiều việc gây lãng phí song báo cáo của Chính phủ chỉ điểm danh, kể tên mà chưa đánh giá cụ thể. Đơn cử như lãng phí trong thực hiện dự án đầu tư công, khi giải ngân đầu tư công chậm thì phải trả lãi tiền vốn, vì tiền chậm giải ngân. Rồi có những dự án đầu tư xong nhưng không hiệu quả hoặc hiệu quả không cao, hay những con phố cứ đào lên, lấp lại…

Bên cạnh đó, việc sử dụng tài sản công, trụ sở làm việc và tài sản doanh nghiệp, đặc biệt là ở những khu đất vàng cũng đang gây ra nhiều lãng phí. Một số cơ quan xây dựng trụ sở mới nhưng không trả trụ sở cũ, khiến đất đai bị lãng phí, địa phương mất đi cơ hội khai thác.

Đề cập đến 12 dự án thua lỗ, yếu kém, ông Cường cho rằng, việc chậm xử lý đang gây lãng phí rất lớn. “Khi chúng ta không xử lý được thì hàng năm lỗ lại thêm lỗ, vậy mà trong báo cáo không đề cập”, ông Cường nêu ý kiến.

Việc sử dụng lực lượng lao động ở các cơ quan, đơn vị nhà nước cũng được đại biểu đoàn Hà Nội chỉ ra là lãng phí, chưa thực sự hiệu quả. "nhiều cơ quan, đơn vị cho biết, chỉ có 50% cán bộ, nhân viên làm việc hiệu quả. Điều này cần phải được xem xét để tiếp tục thực hiện tốt hơn việc tinh giản biên chế", ông Cường kiến nghị.

"Phải học nhiều chứng chỉ cũng là sự lãng phí"

Đặc biệt, một sự lãng phí khác được ông Cường nêu ra là việc cán bộ, công chức, viên chức phải "thi nhau" đi học quá nhiều chứng chỉ, bằng cấp nhằm đủ điều kiện cho việc quy hoạch và bổ nhiệm.

Theo ông Cường, khi còn đương chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cũng đã phải thừa nhận sự lãng phí việc này. “Một vị trí quy hoạch 3-4 người nên tất cả phải đi học để có đầy đủ chứng chỉ. Tôi nghĩ cần thay đổi quy định, có nghĩa là sau khi nhân sự được bổ nhiệm vào vị trí thì mới đi học, chứ không phải là đi học trước để có đủ điều kiện”, ông Cường nêu ý kiến.

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nêu thực tế là các nước giàu thường rất tiết kiệm, chống lãng phí. “Nhờ tiết kiệm, chống lãng phí nên họ đã giàu lại càng giàu thêm. Người dân ở các nước đó, khi đi ăn nhà hàng là ăn hết, không bao giờ để thừa. Cho nên chống lãng phí phải bắt đầu tư công tác giáo dục và phải trở thành quốc sách”, ông Nghĩa nói.

Cũng theo ông Nghĩa, phải tăng cường các biện pháp chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản công. Bởi thực tế, nhiều người khi sử dụng tài sản cá nhân thì rất tiết kiệm nhưng khi sử dụng tài sản công thì lại rất lãng phí. Vì thế thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải từ cán bộ cấp cao nhất cho đến với mỗi người dân.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.